10 cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh herpes sinh dục

(3.93) - 34 đánh giá

Herpes sinh dục có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm đường hô hấp… Bạn đã biết cách ngăn ngừa bệnh herpes?

Bệnh herpes là một trong những bệnh lây lan qua quan hệ tình dục khá phổ biến do virus herpes gây ra. Bạn có thể mắc phải căn bệnh này nếu quan hệ tình dục không an toàn. Căn bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng và đa số những người bị nhiễm virus đều không biết cho đến khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy áp dụng 10 cách ngăn ngừa bệnh herpes sau đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn nhé!

1. Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ

Bao cao su bằng latex có thể bảo vệ bạn khỏi virus herpes sinh dục nếu bao cao su có thể che phủ hết những vùng dễ bị viêm nhiễm.

2. Thành thật với bạn tình về vấn đề sức khỏe

Bạn đừng ngại hỏi bạn tình rằng họ có từng bị bệnh lây lan qua đường tình dục hay không. Đa số mọi người không biết họ đang nhiễm virus herpes sinh dục, vì thế bạn nên hỏi họ về việc đã từng mắc bệnh lây lan qua đường sinh dục hay chưa. Những người có tiền sử mắc các bệnh này sẽ có khả năng nhiễm herpes sinh dục cao hơn.

Điều này khá khó khăn và tế nhị nhưng lại rất quan trọng khi hai bạn là bạn tình của nhau. Bạn tình của bạn có thể che giấu sự thật vì họ sợ những phản ứng tiêu cực từ bạn. Vì thế, bạn nên trả lời thẳng thắn nếu được hỏi về các vấn đề này từ họ nhé.

3. Hỏi người ấy về quá khứ quan hệ tình dục

Theo nghiên cứu thì những người quan hệ tình dục với nhiều người sẽ có khả năng mắc herpes nhiều hơn. Việc tìm hiểu về bạn tình của mình cũng như lịch sử quan hệ tình dục của họ có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

4. Bạn không nên quan hệ với nhiều người

Bạn càng ít quan hệ với nhiều người, bạn sẽ có ít nguy cơ phơi nhiễm với virus herpes. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên tìm kiếm một mối quan hệ bền vững và có ý định kết hôn sau này.

5. Đừng quan hệ với người bị đau vùng kín

Nếu bạn biết bạn tình của mình đang bị herpes sinh dục, bạn nên hạn chế quan hệ khi họ đang có triệu chứng. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy bạn tình bị đau ở bộ phận sinh dục, bạn cũng không nên quan hệ với họ cho đến khi bạn xác định họ không bị nhiễm herpes. Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải ai mắc herpes sinh dục đều có triệu chứng rõ ràng.

6. Không khẩu giao với người bị đau họng

Khẩu giao hay còn gọi là quan hệ bằng miệng là hình thức quan hệ tình dục có sử dụng miệng. Herpes vòm họng có thể là nguyên nhân gây đau ở miệng, nổi mụn nước ở miệng. Điều này có thể lây lan đến vùng sinh dục khi hai bạn khẩu giao.

7. Bạn nên đi kiểm tra herpes sinh dục

Nếu bạn cho rằng bạn tình của mình có nguy cơ cao mắc herpes sinh dục, bạn nên khuyên họ đi khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Đương nhiên là trong trường hợp đó, bạn cũng nên đến bác sĩ để thăm khám và kiểm tra cho chính mình.

8. Đừng quan hệ khi bạn đang say

Rượu bia hay thuốc cấm sẽ giảm khả năng tự chủ và năng lực suy xét của bản thân bạn. Do đó, hãy tìm cách để bản thân được an toàn nếu biết mình sẽ có khả năng bị say trong các cuộc vui. Chúng ta thường có khuynh hướng buông thả và không quan tâm đến việc quan hệ an toàn khi say rượu. Điều này có thể khiến bạn hối hận sau khi tỉnh.

9. Hạn chế quan hệ cho đến khi kết hôn

Có một cách tốt nhất để bạn hạn chế bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Đó là chỉ có một người bạn tình duy nhất. Người đó sẽ là người không mắc bệnh này và cả hai bạn chung thủy chế độ một vợ một chồng.

10. Thay đổi cách gần gũi khi yêu nhau

Nếu bạn không muốn phải độc thân hay quá nghiêm khắc với bản thân cho đến khi tìm được bạn đời, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh qua đường tình dục bằng cách không quan hệ qua đường sinh dục hay khẩu giao, các bạn có thể thủ dâm cho nhau chẳng hạn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế bạn nên tỉnh táo trước khi bắt đầu cuộc yêu để bảo vệ cho bản thân cũng như bạn tình của mình nhé. Nếu bạn hay bạn tình của mình có các dấu hiệu bất thường gợi ý cho bệnh herpes sinh dục, bạn nên khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Yoga cho người mới bắt đầu A-Z: Phân loại, bài tập, lưu ý

(88)
Yoga không chỉ là những động tác uốn dẻo hay hít thở thông thường mà còn chứa đựng nhiều giá trị hơn thế. Thông qua bộ môn này, bạn có thể đạt ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi con kén ăn?

(40)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Cách tính nhu cầu protein của bạn

(25)
Protein giúp cơ thể duy trì sự cân bằng, xây dựng và sửa chữa các mô, vận chuyển chất dinh dưỡng và cung cấp các chức năng thiết yếu khác. Vì vậy, chúng ... [xem thêm]

10 thực phẩm vàng cho đôi mắt sáng

(77)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

5 chất phụ gia có hại cho đường ruột

(88)
Khi ăn bánh mỳ hay các loại thực phẩm đóng hộp, bạn đã nạp vào người một lượng chất phụ gia nhất định. Một số chất phụ gia giúp bạn bảo quản ... [xem thêm]

Cách điều trị vết ong đốt (Phần 1)

(95)
Vết thương khi bạn bị ong đốt thường sẽ sưng tấy và đau. Dưới đây là 9 biện pháp tự nhiên giúp làm dịu vết sưng, giảm đau đồng thời trung hòa nọc ... [xem thêm]

Ung thư gan ở trẻ em diễn tiến như thế nào? (Phần 1)

(38)
Ung thư gan là một tình trạng mà tế bào gan tăng sinh nhanh chóng và gây hại cho gan hay lan tràn khắp cơ thể, tác động lên những tế bào khỏe mạnh khác. Nó có ... [xem thêm]

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh?

(26)
Khi con bị bệnh, một vài bà mẹ vì muốn trẻ hết bệnh càng nhanh càng tốt thế nên đã cho con uống thuốc kháng sinh. Nhưng bạn biết không, thuốc kháng sinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN