10 nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể luôn mệt mỏi

(3.78) - 19 đánh giá

Nguyên nhân mệt mỏi có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn bị mệt mỏi không rõ lý do thường xuyên, có thể bạn đã mắc phải một bệnh nào đó rồi đấy.

Bất kỳ bệnh nặng nào, đặc biệt là những bệnh gây đau đớn, có thể làm bạn mệt mỏi. Nhưng một số bệnh nhẹ khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Dưới đây là 10 tình trạng phổ biến gây ra mệt mỏi.

1. Bệnh celiac

  • Đây là bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, ngăn cơ thể hấp thu gluten. Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột và ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày;
  • Ngoài mệt mỏi, bệnh celiac còn có các triệu chứng khác như tiêu chảy, thiếu máu và sụt cân. Khi khám bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh celiac qua kết quả xét nghiệm máu;

2. Thiếu máu

  • Một trong những lý do gây mệt mỏi phổ biến nhất chính là thiếu máu (hoặc thiếu chất sắt). Cứ 20 người thì sẽ có một người gặp tình trạng thiếu máu, bao gồm cả nam giới và phụ nữ;
  • Thông thường, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mềm nhũn, nặng nề, đồng thời cảm giác mệt mỏi phát triển rất nhanh sau đó;
  • Phụ nữ mất máu nhiều trong kỳ kinh và phụ nữ mang thai là những đối tượng đặc biệt dễ bị thiếu máu.

3. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (viêm não tủy sống hoặc ME) là tình trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài ít nhất 6 tháng mà không thuyên giảm. Bệnh thường có các triệu chứng khác xuất hiện như đau họng, đau cơ, khớp và nhức đầu.

4. Nguyên nhân mệt mỏi do chứng ngưng thở khi ngủ

  • Ngưng thở khi ngủ là tình trạng cổ họng thu hẹp lại hoặc đóng lại trong lúc ngủ và liên tục làm gián đoạn hơi thở; Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu, khiến bạn ngủ không ngon vào ban đêm và gây thèm ngủ vào ban ngày nhiều hơn;
  • Hội chứng này phổ biến nhất ở nam giới trung niên thừa cân hoặc những người thường uống rượu và hút thuốc.

5. Bệnh suy giáp

  • Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Nếu bị suy giáp, tuyến giáp của bạn sẽ sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể, khiến cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi;
  • Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ tăng cân nhanh và xuất hiện triệu chứng đau cơ. Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ và xảy ra thường xuyên hơn khi càng lớn tuổi;
  • Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua kết quả xét nghiệm máu.

6. Bệnh tiểu đường

Một trong những triệu chứng chính của bệnh tiểu đường là cảm giác mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, cũng còn các triệu chứng khác bao gồm khát nước, đi vệ sinh nhiều và sụt cân. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm máu.

7. Bệnh sốt tuyến

  • Sốt tuyến là một bệnh nhiễm trùng thông thường gây ra mệt mỏi đi kèm với sốt, đau họng và sưng mắt;
  • Hầu hết các trường hợp bệnh xảy ra ở thanh thiếu niên là chủ yếu. Các triệu chứng thường xuất hiện rõ ràng trong vòng bốn đến sáu tuần, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong vài tháng.

8. Trầm cảm: một trong các nguyên nhân mệt mỏi phổ biến nhất

Trầm cảm khiến tâm trạng trở nên buồn chán và cạn kiệt năng lượng. Bên cạnh đó, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ sâu hoặc khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn, khiến bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn trong ngày.

9. Hội chứng chân không yên

  • Hội chứng chân không yên luôn gây cảm giác khó chịu ở hai chân (đôi khi ở cánh tay hoặc những cơ quan khác) khiến bệnh nhân có hành động không tự kiểm soát được như cử động hai chân để giải tỏa khó chịu;
  • Cảm giác khó chịu gồm: ngứa ngáy hoặc thấy như có kim châm vào chân. Cảm giác này tăng lên khi bạn nghỉ ngơi, đặc biệt lúc nằm hay ngồi;
  • Các triệu chứng bệnh khiến giấc ngủ gián đoạn và không sâu, vì vậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

10. Hội chứng lo âu

Cảm thấy lo lắng đôi khi là cảm giác xảy ra hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số người lại có cảm giác hồi hộp liên tục không kiểm soát được đến mức gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Khi cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi kéo dài, bạn có thể dựa vào những thông tin ở trên để biết được nguyên nhân ở đâu và tìm cách điều trị thích hợp. Nếu tình trạng kéo dài, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị thâm mụn cho nam cách nào?

(60)
Mụn trứng cá hoành hành trên mặt đã đủ khiến bạn bực bội rồi, những vết thâm sẹo xấu xí mà nó để lại càng khó chịu hơn. Thường thì phải mất vài ... [xem thêm]

Truy tìm thủ phạm gây cứng khớp ngón tay

(82)
Ngón tay của bạn rất linh hoạt để làm một số việc như gõ bàn phím, lột vỏ trái cây, mặc quần áo… Do đó, khi bị cứng khớp ngón tay thì hoạt động ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì trước khi tập gym buổi sáng?

(30)
Nhiều người tập gym vào buổi sáng vì đây là thời điểm mà hoạt động tập luyện sẽ giúp tăng cường năng lượng, sự tập trung và tinh thần lạc quan. Vậy ... [xem thêm]

8 bài tập phổ biến có thể gây nguy hiểm cho bạn

(29)
Cơ thể bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn thư giãn ... [xem thêm]

4 bí kíp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn mang thai dễ dàng

(60)
Để sinh ra một đứa con khỏe mạnh là cả một quá trình mà các cặp vợ chồng cần chuẩn bị cả về sức khỏe lẫn tinh thần trước đó. Việc tìm ra bí ... [xem thêm]

Cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay

(35)
Loài cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng, ví dụ như loài cá đuối, bởi khả năng tấn công mạnh mẽ nên cá đuối thường để lại vết rách trên ... [xem thêm]

Xét nghiệm nào phát hiện bệnh thiếu máu?

(23)
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô cơ thể. Có nhiều bộ phận trong cơ thể có khả năng ... [xem thêm]

Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(67)
Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN