11 thói quen ngủ không tốt mà ba mẹ nên tránh

(3.72) - 57 đánh giá

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng, có những thói quen ngủ không tốt có thể khiến bé trằn trọc, khó ngủ và đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nuôi con không bao giờ là một việc đơn giản, bạn sẽ trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách. Những khó khăn này còn có thể nhân lên gấp nhiều lần nếu bạn duy trì những thói quen ngủ không tốt. Vậy thói quen nào được xem là không tốt? Hãy xem qua những chia sẻ sau của Chúng tôi để hiểu thêm về điều này nhé.

1. Bạ đâu ngủ đó

Việc chăm sóc bé có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, điều này dễ dẫn đến tình trạng bạn đặt bé ngủ ở mọi nơi trong nhà như phòng khách, phòng ngủ của ba mẹ, xe đẩy, xe hơi, ghế sofa… Hành động này không chỉ khiến bé ngủ không ngon mà còn làm gián đoạn sự liên kết của bé với phòng ngủ của mình.

Do đó, đây là một thói quen không tốt khi cho bé đi ngủ mà bạn nên tránh. Bạn nên cố gắng cho bé ngủ ở trong phòng ngủ của bé cho dù là giấc ngủ ban ngày.

2. Mỗi ngày bạn cho bé ngủ vào một giờ khác nhau

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé cưng vẫn còn nhỏ nên không cần tuân theo bất cứ thời gian biểu nào. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cần được xây dựng một thời gian biểu phù hợp. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ cảm thấy buồn ngủ ở một thời điểm nhất định trong ngày và trẻ sẽ không cảm thấy khó chịu khi bị “bắt” đi ngủ quá sớm hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vì ngủ quá trễ. Thời gian ngủ của bé vẫn có thể thay đổi linh hoạt nhưng tốt nhất bạn nên tránh làm điều này.

3. Cha mẹ không thực hiện đúng các thói quen đi ngủ đã được đặt ra

Việc thực hiện những thói quen đi ngủ tốt rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn giúp công việc của bạn được diễn ra suôn sẻ. Chính vì vậy, hãy cố gắng duy trì những thói quen đi ngủ hàng ngày để việc đi ngủ mỗi tối không còn là ác mộng đối với cả bạn lẫn bé.

Bạn có thể duy trì một số thói quen trước khi đi ngủ cho trẻ như tắm nước ấm, thay quần áo ngủ, hát ru, hôn bé, đọc truyện cho bé nghe… Nếu bạn không duy trì thực hiện những điều kể trên, bé có thể thấy khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

4. Bỏ qua những dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ

Trẻ nhỏ khác với người lớn về cả thời gian lẫn thói quen ngủ. Khi bé thấy buồn ngủ và mệt mỏi, bé sẽ có một số tín hiệu để bạn biết như dụi mắt, ngáp dài, rên rỉ hoặc khó chịu. Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hormone cortisol gây căng thẳng và khiến bé không được thư giãn.

5. Cho bé ngủ giường sớm

Bé cưng nhà bạn đang lớn rất nhanh nhưng bé đã đủ lớn để ngủ trên một chiếc giường chưa? Theo các chuyên gia, bạn đừng cho bé ngủ giường trước khi bé có thể tự trèo ra ngoài cũi được hoặc mẹ nên để bé ngủ ở nôi cho đến khi được 2 tuổi, lúc bé sắp đi được một cách vững chắc. Bởi trẻ nhỏ sẽ thích bò đi khắp nơi và giường sẽ không có rào chắn như cũi nên bé rất dễ té ngã.

6. Cho bé tự lựa chọn thời gian đi ngủ

Trẻ nhỏ thường ít khi ngủ dậy muộn bởi đồng hồ sinh học sẽ đánh thức bé vào cùng một thời điểm trong ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn để bé thức khuya, bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Nếu bé dậy sớm vào buổi sáng, vậy buổi tối, bạn hãy tranh thủ cho bé đi ngủ sớm. Đa phần bé 6 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 10 tiếng mỗi đêm và 5 tiếng ban ngày; bé 12 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 11 tiếng mỗi đêm và 3 tiếng vào ban ngày. Do đó, bạn nên xây dựng thời gian biểu đi ngủ cho con hợp lý để đảm bảo bé được ngủ đủ giấc.

7. Tạo không gian quá yên tĩnh

Mặc dù việc tạo không gian yên tĩnh cho giấc ngủ của trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên nếu không gian yên tĩnh đến mức “không một tiếng động” thì cũng không tốt.

Thực tế, nhiều bé sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng có những âm thanh đều đều như tiếng quạt máy, tiếng nhạc nhẹ nhàng… hoặc nếu bé thấy thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ, bạn có thể để đèn ngủ cho bé.

8. Để bé quá phụ thuộc vào mẹ

Bạn sẽ dỗ bé đi ngủ bằng cách nào? Phần lớn cha mẹ sẽ đưa nôi, hát ru, mở nhạc nhẹ hoặc mát xa lưng nhẹ nhàng cho bé. Mặc dù đây là những biện pháp giúp bé dễ ngủ nhưng khi bé được 3 đến 4 tháng tuổi, thói quen này sẽ khiến bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy đặt bé vào cũi khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ hẳn để bé học cách tự ngủ.

9. Cho bé bú sữa khi ngủ

Nhiều bà mẹ có thói quen cho bé vừa bú sữa vừa ngủ. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen tốt vì nó có thể khiến bé dễ bị sâu răng. Không những vậy, việc cho bé vừa bú vừa ngủ còn dễ tạo thói quen ăn đêm và làm gia tăng sự tích lũy mỡ có thể gây nguy cơ thừa cân sau này. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về việc ngừng cho bé bú bình khi ngủ và bắt đầu làm điều này ngay lập tức.

10. Để bé gặp những khó chịu nhỏ nhặt

Bố mẹ phải quan sát kỹ để phát hiện ra nguyên nhân vì sao bé khóc quấy không chịu ngủ. Bé có thể thấy khó chịu vì những lý do hết sức nhỏ nhặt như quần áo quá thô ráp, bức bối, nệm không được êm ái hoặc bé không thích cách bố mẹ bế…

11. Bạn hy sinh thời gian ngủ của mình để chăm sóc bé

Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất mà gần như cha mẹ nào cũng mắc phải. Mặc dù bé cần rất nhiều sự chăm sóc nhưng không có nghĩa là bạn phải dành hết thời gian của mình để làm điều này. Thay vào đó, bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé để có thời gian ngủ và chăm sóc bản thân nhiều hơn.

Kiên nhẫn là điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ khi tập cho trẻ những thói quen ngủ tốt. Hãy nhớ thói quen ngủ lành mạnh sẽ là chìa khóa để bé cưng nhà bạn tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

Tác dụng của đậu bắp: 10 công dụng đáng kinh ngạc

(48)
Tác dụng của đậu bắp sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi dù chỉ là món ăn rất bình dân nhưng quả đậu bặp lại mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho ... [xem thêm]

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

(89)
Những độc tố đến từ môi trường có thể hiện diện ở khắp nơi, với số lượng nhiều đến mức việc tránh tiếp xúc với chúng là điều hoàn toàn bất ... [xem thêm]

5 căn bệnh kỳ lạ khiến bạn phải sửng sốt

(76)
Bạn có bao giờ gặp một ai đó không uống mà vẫn say, giọng nói thay đổi hay cơ thể có mùi cá? Đây là những căn bệnh kỳ lạ bạn hiếm khi gặp mà các nhà ... [xem thêm]

4 vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon

(25)
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất và gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc tìm ra ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

10 thói quen vệ sinh tốt cho trẻ tuổi teen

(62)
Vệ sinh cá nhân là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người đối với chính cơ thể mình. Với trẻ tuổi teen, việc thực hiện trách nhiệm và bổn phận này ... [xem thêm]

6 cách hết đau bụng bạn có thể thực hiện tại nhà

(22)
Những cơn đau bụng bất chợt có thể khiến bạn buộc phải ngưng mọi hoạt động hoặc trì hoãn lịch trình của mình vì không thể nào tập trung làm việc. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN