14 điều có thể khiến tình trạng ù tai trái nghiêm trọng hơn

(4.43) - 22 đánh giá

Tình trạng ù tai trái có thể nặng hơn bởi một số yếu tố, như lối sống hoặc tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, bạn vẫn có thể phòng tránh các yếu tố này hiệu quả.

Ù tai trái là tình trạng khiến bạn luôn phải nghe tiếng ồn trong tai trái. Thực tế, nguyên nhân ù tai rất đa dạng và cách chữa trị cũng khác nhau, nhưng hầu hết trường hợp không thể chữa khỏi ù tai. Mục đích điều trị là giúp giảm nhẹ triệu chứng và làm người bệnh không tập trung vào tiếng ồn.

Việc sống chung với tiếng ù tai là điều không thể tránh khỏi, do đó người bệnh cần có lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa các yếu tố có thể khiến tình trạng ù tai trái nặng hơn. Vậy những yếu tố đó là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Âm thanh lớn

Âm thanh lớn chính là một trong những nguyên nhân ù tai phổ biến. Tuy nhiên, nó cũng chính là yếu tố khiến tình trạng ù tai trái nặng hơn. Những âm thanh lớn từ máy móc, tai nghe hoặc chương trình âm nhạc có thể khiến bạn bị ù tai trong thời gian ngắn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bạn nên hạn chế đến gần những nơi có âm thanh lớn và nghe nhạc với âm lượng vừa phải.

2. Thuốc

Một số loại thuốc nếu dùng với liều lớn hoặc trong thời gian dài có thể khiến bạn nghe tiếng ù tai lớn hơn, chẳng hạn như kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ. Hãy thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Họ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc khác phù hợp hơn. Thông thường triệu chứng ù tai sẽ thuyên giảm khi bạn ngưng dùng thuốc.

3. Căng thẳng

Khi bạn bị ù tai trái, căng thẳng có thể làm tiếng ồn lớn hơn, khiến bạn cực kì khó chịu. Do đó, bạn hãy cố gắng thư giãn và kiểm soát căng thẳng bằng cách tập thể dục, hít thở sâu, massage hoặc châm cứu. Nếu bạn cảm thấy không thể làm các công việc trên một mình, hãy làm cùng bạn bè để có thêm động lực và niềm vui nhé.

4. Các vấn đề ở hàm

Hàm hoặc khớp thái dương hàm có cùng chung dây thần kinh và dây chằng với tai giữa. Do đó, các vấn đề ở hàm có thể gây đau và ù tai hơn. Để chứng ù tai trái không nghiêm trọng hơn, bác sĩ tai mũi họng sẽ chữa trị các vấn đề ở hàm.

5. Ráy tai

Tăm bông sẽ đẩy ráy tai vào sâu trong tai hơn

Ráy tai có thể ngăn chặn bụi bẩn và bảo vệ tai. Tuy nhiều, quá nhiều ráy tai có thể khiến tiếng ù tai lớn hơn, thậm chí mất thính lực tạm thời. Tuy nhiên, bạn đừng dùng tăm bông để lấy ráy tai vì sẽ đẩy ráy tai vào sâu trong tai hơn. Bạn hãy hỏi nhân viên y tế hoặc bác sĩ để biết cách lấy ráy tai an toàn nhé.

6. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng tai (viêm tai) thường đi kèm với cảm lạnh hoặc viêm xoang. Chúng xảy ra khi vi trùng từ khoang mũi hoặc xoang di chuyển dọc theo ống Eustachian, đi vào tai giữa và bắt đầu phát triển, khiến dịch bị mắc kẹt. Điều này khiến tình trạng ù tai trái nặng hơn.

Nếu nghĩ bị viêm tai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.

7. Dị ứng

Tương tự như viêm xoang, dị ứng cũng có thể khiến cho tình trạng ù tai nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn nên hỏi bác sĩ các thuốc chống dị ứng để điều trị triệu chứng hoặc thay đổi các thuốc đang sử dụng.

8. Huyết áp

Khi một người bị huyết áp cao, áp lực lên thành mạch máu ở tai trong sẽ tăng, điều này làm bạn nghe tiếng ồn lớn hơn. Huyết áp thấp cũng có thể làm tình trạng ù tai nghiêm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là điều cần thiết trong quá trình sống chung với chứng ù tai trái.

9. Các vấn đề về giấc ngủ

Khi bị ù tai, bạn sẽ rất khó để có thể ngủ ngon giấc. Điều này sẽ làm bạn thiếu ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Hơn nữa, tình trạng mệt mỏi khiến cho chứng ù tai trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn bị ù tai trái.

10. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường đặc trưng với các cơn đau về đêm, khiến bạn không ngủ được. Từ đó, nó góp phần làm chứng ù tai nghiêm trọng hơn. Để điều trị ù tai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa chứng đau nửa đầu.

11. Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp – yếu tố khiến chứng ù tai trái nặng hơn. Do đó, để có thể sống chung dễ dàng với tiếng ồn trong tai, bạn nên hạn chế uống rượu bia.

12. Hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc lá và các sản phẩm khác có thể làm chứng ù tai nghiêm trọng hơn. Thuốc lá có thể thu hẹp các mạch máu mang oxy đến tai. Ngoài ra, thuốc lá cũng khiến huyết áp tăng cao. Do đó, từ bỏ thói quen xấu này không chỉ cải thiện tình trạng tai bị ù mà còn nhiều tình trạng sức khỏe khác.

13. Caffeine

Caffeine có thể làm tăng huyết áp, khiến cho tình trạng ù tai nặng hơn. Do đó, hạn chế caffeine cũng giúp giảm triệu chứng ù tai.

14. Các tình trạng sức khỏe khác

Một số tình trạng sức khỏe có thể làm cho chứng ù tai trái nặng hơn, bao gồm các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu, tình trạng tự miễn, các vấn đề về cấu trúc tai trong. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Trên đây là những yếu tố khiến cho chứng ù tai trái có thể nặng hơn. Việc hiểu rõ sẽ giúp bạn phòng tránh chúng và có cuộc sống dễ dàng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 điều cần biết trước khi bạn tiêm botox trẻ hóa da

(36)
Bạn muốn xóa đi các nếp nhăn? Tiêm botox trẻ hóa da là một giải pháp bạn có thể nghĩ đến, nhưng cần cân nhắc kỹ để tránh những tổn hại không mong ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách dùng miếng lót sơ sinh cho bé thật dễ dàng

(97)
Bạn đã nghe tới những ưu điểm của miếng lót sơ sinh. Song lại băn khoăn không biết miếng lót sơ sinh loại nào tốt hay việc sử dụng miếng lót sơ sinh cho ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

5 biến chứng khi mang thai mà mẹ bầu có thể phải đối mặt

(43)
Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng đặc biệt cho người phụ nữ. Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn ngủi. Từ lúc thụ thai ... [xem thêm]

Hiểu rõ về loạn sản sụn để sống vui khỏe hơn

(91)
Loạn sản sụn là rối loạn tăng trưởng xương, một dạng của chứng lùn tuyến yên. Chứng lùn tuyến yên là bệnh khi người trưởng thành hoặc trẻ em có tầm ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về phẫu thuật chuyển giới

(72)
Phẫu thuật chuyển giới hiện nay là phương pháp phổ biến giúp nhiều người tìm lại đúng con người thật của mình. Tuy nhiên, phẫu thuật chuyển giới chính ... [xem thêm]

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp và cách phòng ngừa

(95)
Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN