25 tháng

(4.48) - 50 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Trí tưởng tượng phong phú là một trong những điều tốt đẹp nhất mà bé có ở giai đoạn này, dĩ nhiên ta không bàn tới những lúc bé hoảng sợ vì những ám ảnh đáng sợ mà trí tưởng tượng mang lại. Những đứa trẻ hai tuổi có thể tưởng tượng ra gần như mọi điều bởi các bé không chỉ nhìn sự việc bằng mắt thường mà còn bằng tâm trí của mình nữa, bằng chứng là vài đứa trẻ rất ghét người lạ hoặc các bé rất sợ bác sĩ bởi ngày xưa phải chịu đau khi tiêm.

Ta có thể hình dung não của bé là một tổ ong chứa đựng chi chít những hoạt động thường ngày được kết nối với nhau nhằm có thể lý giải những thắc mắc cái gì, tại sao, như thế nào mà bé nhìn thấy trong cuộc sống. Khi bé đưa ra thắc mắc chính là lúc bé đang tìm tòi và đang cố bắt nhịp với những gì mọi người xung quanh đang làm, nhờ vậy mà bé có thể tương tác với mẹ lâu hơn và học được thêm nhiều từ ngữ mới.

Giờ đi vệ sinh của bé đã điểm? Một điều mà mẹ nên biết là tuy các bé hai tuổi không thể tự đi vệ sinh nhưng các bé đã sẵn sàng học điều này rồi.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

  • Mẹ hãy cho bé chơi trò bác sĩ và trang bị cho bé một chiếc túi nho nhỏ đựng những vật dụng để chơi như ống nghe hay nhiệt kế và cả một con búp bê nhỏ để bé có bệnh nhân để khám nữa.
  • Hãy chuẩn bị tinh thần cho bé về những gì mà bé phải làm khi đi khám bệnh. Ví dụ như dạy con rằng: “Đầu tiên mình sẽ đi ra cái bàn lớn và nói tên của con, rồi mẹ và con cùng ngồi chờ và trong lúc đó mình sẽ đọc một cuốn sách thật hay…”
  • Nếu có thể, hãy cho bé ngồi vào lòng khi ngồi khám hoặc lúc tiêm.
  • Bạn không nên nói dối bé bằng những câu như: “Cái này chẳng đau chút nào đâu con.”. Hoặc đừng hứa hẹn những gì không đúng, ví dụ như: “Con sẽ không bị tiêm đâu.”, trong khi bé có thể thực sự được tiêm.
  • Bố mẹ hãy luôn tỏ ra thật vui vẻ vì các bé hai tuổi là những “cao thủ” đọc và hiểu nét mặt và cử động của mẹ đấy!

Ngoài ra, để giúp não của bé có thể phát triển tối ưu nhất, mẹ hãy:

  • Để bé thoải mái khám phá mọi thứ quanh nhà;
  • Dùng mọi cách có thể để kích thích mọi giác quan của bé. Mẹ có thể cho bé chơi những món đồ chơi mà bé có thể chạm vào khi chơi như đất sét hoặc cát và những món đồ chơi tạo âm thanh như đàn gỗ hoặc lục lạc gỗ;
  • Đưa bé đến những nơi mới mẻ và trải nghiệm: hãy đưa bé đến hồ bơi, sở thú hay sân bay chẳng hạn;
  • Luôn để sách xung quanh bé và hãy đến thư viện công cộng để có thể đổi sách cho bé đọc thường xuyên.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết trẻ em vào thời điểm này đã có thể được tập đi vệ sinh, dù cho các bé vẫn còn khá vụng về. Mẹ hãy xin bác sĩ lời khuyên để có thể chuyển bé từ quấn tã sang đi bô một cách thuận lợi nhất

Mẹ nên biết thêm những gì?

Khi khám bác sĩ sẽ kiểm tra dáng đi và khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể của bé.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Mẹ có lẽ sẽ phân vân không biết có nên bắt đầu khống chế lượng chất béo và cholesterol mà bé ăn vào hằng ngày hay không để có thể phòng ngừa sớm những hậu họa sau này. Nếu cảm thấy chưa sẵn sàng thì mẹ hãy chuyển thức ăn thức uống của bé sang các sản phẩm sữa ít béo và tăng cường chất xơ bằng cách cho bé ăn ngũ cốc hạt thô, rau quả trái cây cùng với các loại thức ăn giàu đạm như gà và cá. Vitamin dạng nhai cũng là một ý kiến không tồi. Tuy nhiên đừng quá cứng nhắc khi áp dụng chế độ ăn này bởi trẻ con cần nguồn chất béo tốt cho tim mạch để có thể phát triển cả về thể chất lẫn trí não, vậy nên mẹ hãy bàn bạc với bác sĩ về những gì nên đưa vào chế độ ăn của bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ cần biết gì khi bắt đầu cho bé ăn dặm?

(35)
Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho ... [xem thêm]

Cùng mẹ bầu đối phó với chứng chuột rút, sưng khớp và giãn tĩnh mạch

(96)
Chuột rút, sưng khớp và giãn tĩnh mạch là những vấn đề thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu, không thoải mái.Khi ... [xem thêm]

Bà bầu nôn ra máu có phải là chuyện bình thường?

(41)
Nôn ra máu khi mang thai là triệu chứng mà bạn có thể gặp bên cạnh các hiện tượng phổ biến khác như buồn nôn và táo bón. Bên cạnh đó, bà bầu nôn ra máu ... [xem thêm]

Mách nhỏ cách làm cơm chiên hải sản trái cây

(30)
Cơm chiên hải sản là món ăn không mấy xa lạ với nhiều người, nhưng với một chút biến tấu với trái cây sẽ khiến cho món cơm chiên này thêm phần hấp ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp người nhiễm HIV hình thành thói quen tập thể dục

(58)
Để hình thành thói quen không hề dễ, nhất là các thói quen tốt. Tuy nhiên, bài viết sẽ cung cấp các mẹo hay giúp người nhiễm HIV có thể làm được.Nếu bạn ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu cho cánh mày râu khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối

(14)
Khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối, đừng đổ lỗi do công việc bận rộn. Đã bao lâu rồi bạn không có ý nghĩ muốn quyến rũ vợ?Phụ nữ luôn khao khát ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo của đàn ông bạn nên tránh xa

(38)
Bạn có thể mong đợi người yêu sẽ luôn quan tâm và bảo vệ mình, tuy nhiên những cách biểu hiện tình cảm thái quá cũng có thể khiến bạn cảm thấy ngột ... [xem thêm]

Cùng bạn kiểm tra kiến thức về đái tháo đường típ 2

(83)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN