3 dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý sau khi phá thai

(4.1) - 83 đánh giá

Những biến chứng sau khi phá thai là rất hiếm xảy ra nếu bạn thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, nếu phát hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám để đảm bảo không có vấn đề hậu phẫu nguy hiểm xảy ra.

Chảy máu nặng (băng huyết)

Tất cả phụ nữ đều mất máu trong và sau khi phá thai. Tuy nhiên, một số ít trường hợp chảy máu quá nhiều sẽ rất đáng lo ngại. Làm thế nào để biết được bạn chảy máu nhiều quá mức bình thường?

Hãy kiểm tra miếng băng vệ sinh đang dùng. Nếu bạn liên tục chảy máu nhiều và phải thay băng trong ít hơn hai giờ hoặc xuất hiện các cục máu đông bất thường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Máu chảy có thể là quá trình co thắt tử cung sau phẫu thuật. Một vài trường hợp có thể còn sót một vài tế bào mô thai hoặc nhau thai trong tử cung. Hiếm hơn, có thể đã có một vết thương bên trong khi bạn phẫu thuật bỏ thai.

Đau dai dẳng vùng chậu

Những cơn đau không tránh khỏi sau phẫu thuật nhưng nếu nó kéo dài nhiều tuần và làm bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy liên hệ bác sĩ để được chăm sóc hoặc kê thuốc giảm đau nếu cần.

Một nguyên nhân phổ biến của các cơn đau là do nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị tại nhà thông qua các toa thuốc kháng sinh của bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, trường hợp sót mô thai hoặc nhau thai cũng thường gây ra các cơn đau dữ dội, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu để lấy hết các dị vật còn sót lại.

Vẫn còn các triệu chứng ốm nghén

Các triệu chứng trong thai kì như thèm ăn, buồn nôn, căng tức ngực có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần sau khi phá thai. Tuy nhiên nếu các biểu hiện tồn tại lâu hơn, rất có thể thai nhi vẫn còn, nhất là với trường hợp phá thai bằng thuốc. Nếu gặp trường hợp này, hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để tìm biện pháp hợp lý.

Bên cạnh đó, việc mang thai lại ngay sau khi phá thai là không khả thi. Các hormone trong thai kì giúp ngăn ngừa thụ thai vẫn còn lưu lại trong cơ thể từ 4 đến 6 tuần sau đó, vì vậy cơ thể sẽ không xảy ra bất cứ trường hợp thụ tinh thành công nào nữa.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy cơ thể mình có bất kì dấu hiệu nào kể trên để ngăn ngừa các vấn đề hậu phẫu nguy hiểm nhé!

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Chăm sóc trị liệu sau khi phá thai bằng thuốc
  • Phá thai an toàn: câu hỏi cần đặt cho bác sĩ
  • Phá thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  • Nên ăn gì để chóng hồi phục sau phá thai?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Người thân bị rối loạn tiền đình, chỉ cần bình tĩnh sẽ ổn!

(32)
Bạn cảm thấy lo lắng và hoang mang khi người thân bị rối loạn tiền đình? Nếu bình tĩnh áp dụng cách cải thiện tình trạng bệnh, bạn sẽ giúp người thân ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Trầm cảm vì mắc bệnh chàm

(98)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

7 động tác thể dục giúp giảm đau đầu

(81)
Người bị chứng đau đầu luôn phải trăn trở tìm những biện pháp giảm đau. Bởi lẽ, cơn đau cùng những triệu chứng đi kèm luôn khiến người ta suy kiệt: ... [xem thêm]

Hãy nói không với 15 điều này trong năm mới

(12)
Với bao nhiêu lo lắng từ công ty về đến nhà, việc dậy sớm tập thể dục bỗng trở nên thật xa xỉ khi bạn chỉ muốn được ngủ thoải mái đến sáng. ... [xem thêm]

Dùng mỹ phẩm khi đang cho con bú: nguy hiểm khó lường!

(66)
Dù ở thời điểm nào, phụ nữ cũng nên làm đẹp nhưng việc dùng mỹ phẩm khi đang cho con bú cần thận trọng.Mặc dù việc xảy ra kích ứng da với các sản ... [xem thêm]

Lợi ích và tác hại của việc ăn cay

(92)
Tác dụng của ớt, tiêu hay những món ăn cay không chỉ kích thích vị giác của mỗi người và làm bữa ăn ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy ... [xem thêm]

9 lý do tại sao bạn nên học cách làm sữa hạt điều

(11)
Hạt điều có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tim mạch, duy trì sức khỏe mắt, kiểm soát đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN