32 tháng

(3.53) - 54 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Con sẽ chơi đóng kịch nhiều hơn vào năm thứ ba này. Một con búp bê lúc này với bé không chỉ là một vật để ôm mà còn là một người thật có tên, gia đình, có nhu cầu ăn uống, tắm giặt và tham gia được cả tiệc trà của con nữa. Chiếc khăn tắm khi choàng lên lưng bé sẽ biến bé thành một siêu anh hùng có cả một hành trình trước mắt với rất nhiều gian truân. Mẹ còn có thể được nghe con kể về những chuyến phiêu lưu của con khi con chơi nữa.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Một cách tuyệt vời để phát triển khả năng ngôn ngữ của con chính là gieo vần. Chơi nối âm, chơi đố từ sẽ giúp con biết nhiều hơn về những khác biệt giữa các từ và xây dựng được vốn từ vựng phong phú hơn. Chúng còn giúp con tăng khả năng nghe – nhớ và phát triển khả năng gieo vần của bé. Những từ có vần điệu giống nhau sẽ trở nên thân quen và đầy thích thú với bé. Và không kém phần quan trọng là việc đọc và hát theo vần còn cho bé niềm vui khi sử dụng ngôn từ.

Để có thể giúp bé phát huy trí tưởng tượng, các bé sẽ cần đạo cụ để chơi trò chơi. Tuy vậy, với đứa bé 2 tuổi thì món đồ nào cũng có thể dễ dàng trở thành đạo cụ chơi: một cây gậy là cây đũa thần, những chiếc lá trở thành dĩa đựng thức ăn và những khối gỗ có thể trở thành bất cứ thứ gì bé muốn. Mẹ hẳn sẽ rất thích thú khi nhìn trí tưởng tượng của bé bay xa tới mức nào. Mẹ cũng nên mua cho bé những món đồ chơi dùng được cho những vở kịch của bé như là trang phục hóa trang đơn giản (giày cũ của mẹ, khăn choàng hay một chiếc váy múa ba lê) hoặc những món đồ y hệt của mẹ nhưng kích thước dành cho bé như là điện thoại đồ chơi hay một cây chổi nhỏ vì bắt chước mẹ làm việc nhà là một điều khiến bé thích thú ở tuổi này.

Những câu chuyện cổ tích thường được dùng để dạy cho các bé những bài học quý giá, tuy vậy mẹ sẽ bất chợt nhận ra những câu chuyện ấy đáng sợ tới thế nào khi mẹ bắt đầu đọc cho các bé nghe. Đa số những câu chuyện cổ tích dạy cho các bé biết làm quen và chịu đựng sự sợ hãi và khi thiện ác đối đầu, cái thiện luôn thắng. Nếu mẹ lo lắng thì hãy thay đổi vài câu từ khi kể, bởi lúc này các bé cũng chưa nhận ra những khác biệt giữa các phiên bản đâu.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Một khi con trải qua chứng dị ứng thức ăn thì mẹ hẳn sẽ muốn chuẩn bị kĩ càng cho lần xảy ra tiếp theo. Dù cho lần đầu tiên con không phải chịu di chứng gì nghiêm trọng nhưng ta không thể đảm bảo được điều tương tự sẽ xảy ra vào lần sau. Bác sĩ sẽ chuẩn bị cho mẹ những hành động cần làm, bao gồm những gì mẹ có thể làm để có thể xoa dịu những triệu chứng khi bị dị ứng của bé.

Bác sĩ sẽ khuyên mẹ mang theo một ống tiêm epinephrine, một dạng andrenalin dùng để giải độc cấp cứu và chỉ cho mẹ cách sử dụng cũng như liều lượng mỗi lần dùng.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Nếu số lần con làm lơ mẹ nhiều hơn những lần bé lắng nghe, bé có biểu hiện thu mình lại hay không hề nhìn vào mắt mẹ, hãy trình bày những điều này cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp mà khuyên mẹ đưa bé đi kiểm tra thính giác hoặc kiểm tra lại sự phát triển của bé.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp cho những đứa trẻ hiếu động được nghỉ ngơi hồi sức và ngủ ngon hơn vào buổi tối, vậy nên mẹ đừng quá sốt sắng bỏ giấc ngủ trưa của bé. Nếu con bỏ ngủ trưa và gắt gỏng khó chịu vào thời gian trước hoặc trong khi ngủ vào ban đêm thì đó là dấu hiệu bé cần ngủ một chút vào ban ngày.

Con của mẹ có thể sẽ bị dị ứng với một vài loại thực phẩm, nhưng thường thì 8 loại thực phẩm sau chịu trách nhiệm cho 90% các trường hợp dị ứng: Trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt như quả óc chó, quả hạch và hạt điều, các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết, các loài giáp xác như tôm hùm, tôm và cua.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ

(34)
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai, còn được gọi là viêm dính bao khớp vai, là nguyên nhân gây đau và cứng vai, dần dần vai sẽ trở nên khó vận động. ... [xem thêm]

Nhịn ăn gián đoạn: Nên hay không nên áp dụng?

(36)
Nhịn ăn gián đoạn có thể là một phương pháp giảm cân hiệu quả đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng liệu pháp này.Hiện ... [xem thêm]

Khi nào có thể áp dụng 10 cách tập ngồi cho bé?

(54)
Biết ngồi là một cột mốc trong quá trình phát triển của bé. Hãy áp dụng 10 cách tập ngồi cho bé để hỗ trợ cho quá trình này nhé.Chỉ mới vài tháng ... [xem thêm]

Polyp cổ tử cung

(41)
Tìm hiểu chungPolyp cổ tử cung là gì?Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung. Cổ tử cung nối tử cung và phần trên của âm đạo. ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường típ 2

(47)
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy ... [xem thêm]

Những điều không nên bỏ qua về thuốc Betahistine

(53)
Thuốc Betahistine là loại thuốc phổ biến sử dụng cho bệnh Ménière. Vậy liều dùng thuốc và tương tác thuốc ra sao?Thuốc Betahistine được chỉ định để ... [xem thêm]

Bài tập thể dục nào cho trẻ béo phì?

(59)
Chuyện trẻ béo phì không thích tập thể dục thường là nỗi “đau đầu” của các bậc phụ huynh. Một mặt bạn muốn con kiểm soát ăn uống và chăm tập thể ... [xem thêm]

ADHD là gì? Hiểu đúng để có cách can thiệp bệnh kịp thời

(26)
ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Rối loạn này thường được chẩn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN