Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

3 kỹ thuật y tế giúp bạn xác định giới tính của thai nhi

(4.24) - 70 đánh giá

Các ông bố bà me chắc hẳn luôn tò mò về giới tính của bé yêu mà mình đang chờ đợi. Thay vì nghe theo những lời khuyên truyền miệng, bạn có thể an tâm hơn với kết quả xác định giới tính của thai nhi từ các kỹ thuật y tế sau.

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ nghe về nhiều cách xác định giới tính thai nhi như dựa vào nhịp tim thai hay hình dáng bụng bầu. Tuy được nhắc đến rộng rãi, nhưng những phương pháp này đều không có cơ sở khoa học nên khả năng dự đoán sai rất cao.

Để biết được giới tính của con yêu chính xác nhất, mẹ bầu nên xem xét đến các kỹ thuật y tế sau.

3 kỹ thuật y tế xác định giới tính của thai nhi

1. Siêu âm

Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, siêu âm thai thường được thực hiện vào khoảng tuần thai thứ 18 đến 20 để xác định giới tính của thai nhi.

Nguyên nhân là do dương vật hoặc âm hộ của thai nhi thường hình thành trong khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, tuy nhiên, bé trai và bé gái có thể trông rất giống nhau khi siêu âm, và thậm chí đến tuần thứ 14, vẫn rất khó để phân biệt bé trai và bé gái.

Đến khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm thai để xác định giới tính của thai nhi nếu bé nằm ở tư thế cho phép nhìn rõ bộ phận sinh dục. Nếu thai nhi ở vị trí không thuận lợi, bạn có thể sẽ phải đợi đến lần siêu âm sau.

Về độ chính xác, siêu âm thai không phải lúc nào cũng mang lại kết quả chính xác hoàn toàn vì đôi khi các nguyên nhân như tư thế nằm của thai, kinh nghiệm của chuyên viên thực hiện siêu âm, dụng cụ siêu âm và các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc chính xác giới tính của bé. Theo WebMD, kết quả siêu âm thai có tỷ lệ chính xác từ 80% đến 90%.

2. Kỹ thuật sinh thiết gai nhau

Ngoài siêu âm thai, bạn cũng có thể xác định giới tính của thai nhi khi thực hiện các bài kiểm tra về gen như kỹ thuật sinh thiết gai nhau (CVS) hoặc chọc ối (aminocentesis). Những kỹ thuật này thường được thực hiện để xác định xem em bé có bị rối loạn di truyền hay gặp phải các bất thường nhiễm sắc thể, như hội chứng Down, hay không.

Những phụ nữ không có nguy cơ mắc các vấn đề di truyền và nhiễm sắc thể thường không cần thực hiện sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối. Một phần nguyên nhân cũng là vì đây là hai kỹ thuật xâm lấn và có nguy cơ gây sảy thai, dù rất ít gặp.

Nếu được chỉ định, sinh thiết gai nhau thường được thực hiện trong khoảng tuần 11 – 12 của thai kỳ, trong khi chọc ối thường được thực hiện trễ hơn, ở khoảng tuần thứ 16 – 22. Cả hai kỹ thuật này đều được cho là có thể xác định giới tính của thai nhi với độ chính xác cao.

3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện hội chứng Down và một vài tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể khác từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Đây là xét nghiệm không xâm lấn và ít rủi ro hơn so với các kỹ thuật y tế khác.

Xét nghiệm máu sẽ tìm kiếm các sự xuất hiện của nhiễm sắc thể giới tính nam (nhiễm sắc thể Y) trong máu của mẹ bầu và từ đó có thể xác định xem bạn đang mang con trai hay con gái.

Xét nghiệm này dành cho những phụ nữ có nguy cơ sinh con bị rối loạn nhiễm sắc thể cao, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện xét nghiệm máu dù không có nguy cơ cao. Hãy thảo luận với bác sỹ trước khi có ý định thực hiện xét nghiệm máu bạn nhé.

Nếu chưa lựa chọn được cách phù hợp để xác định giới tính của thai nhi trong bụng, bạn có thể tham khảo trực tiếp ý kiến từ bác sỹ để được tư vấn phù hợp nhất với thể trạng của mình nhé!

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì để thật thoải mái khi kỳ kinh nguyệt tới?

(50)
Các bạn gái nên ăn gì khi có kinh? Những loại thực phẩm ấy giúp ích gì cho cơ thể khi “ngày đèn đỏ” ghé thăm? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.Hầu hết ... [xem thêm]

LÀM ĐẸP BẰNG GIẤM TÁO: 10 lợi ích tuyệt vời bạn không thể bỏ qua

(57)
Có thể bạn chưa biết, giấm táo được coi là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp bởi các công dụng tuyệt vời của nó. Phương pháp làm đẹp ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phổi Trung ương

(61)
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, bạn hãy cân nhắc đến Bệnh viện Phổi Trung ương. Bệnh viện luôn là điểm sáng trong việc giúp bệnh nhân ... [xem thêm]

Thoái hóa xương khớp và quá trình lão hóa ở phụ nữ: Muốn đẹp phải khỏe từ bên trong

(36)
Thoái hóa xương khớp là một trong những bệnh lý hàng đầu ở phụ nữ. Khi tuổi tác càng cao, tình trạng thoái hóa càng diễn tiến nhanh hơn và từng ngày lấy ... [xem thêm]
Đang tải ...

Đau tinh hoàn

(47)
Tìm hiểu chungĐau tinh hoàn là gì?Đau tinh hoàn là tình trạng đau xảy ra xung quanh hoặc ở trong một hay hai tinh hoàn. Đôi khi cơn đau có thể xuất phát từ háng ... [xem thêm]

Giúp con đi mẫu giáo là một niềm vui!

(35)
Bé đã quen với sự chăm sóc của người thân trong gia đình nên sẽ rất khó để thích với môi trường học mẫu giáo. Vậy làm sao bố mẹ tạo niềm vui khi ... [xem thêm]

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

(35)
Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ... [xem thêm]

Prebiotic: Đừng nhầm lẫn với probiotic

(69)
Prebiotic là gì? Có giống với probiotic mà bạn đã nghe qua trước đây? Có thể bạn vẫn thường được khuyên ăn nhiều sữa chua để bụng được khỏe. Tuy ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...