Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

4 cách để không bao giờ lo bị bệnh vùng kín

(3.65) - 45 đánh giá

Độ pH tự nhiên cùng những vi khuẩn có lợi trong âm đạo là những nhân tố rất cần thiết để giúp bạn tránh không bị nhiễm trùng âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa khác. Để âm đạo được thực sự khỏe mạnh, bạn hãy làm theo những nguyên tắc đơn giản sau nhé.

Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Một chế độ ăn hợp lí và giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn những dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe vùng âm đạo và sức khỏe sinh sản. Có những loại thức ăn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng có những loại thức ăn chỉ mang lại những ảnh hưởng xấu. Vì thế, bạn hãy cẩn thận với thực đơn hàng ngày của mình.

Những món như nước ép việt quất hay yogurt rất có lợi trong phòng chống nhiễm trùng nấm men hay trong quá trình điều trị nấm. Còn nếu âm đạo của bạn bị khô, bạn hãy ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như tàu hũ hay sữa đậu nành. Chúng chứa một lượng dồi dào isoflavone (một hoạt chất có chức năng gần giống hormone nữ), nhờ đó giúp giữ ẩm vùng kín của bạn. Hơn nữa, chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như giảm nguy cơ loãng xương, bệnh tim, ung thư vú và các triệu chứng mãn kinh.

Chấp nhận mùi âm đạo đó là của chính mình

Sự thật là vùng kín của bạn luôn có mùi. Vì thế, bạn đừng xem đó là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu âm đạo của bạn có mùi lạ chẳng hạn như mùi tanh, bạn sẽ rất dễ nhận ra dấu hiệu này. Mùi âm đạo không có gì là không tốt nên bạn đừng cố gắng loại bỏ nó vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vùng kín và dẫn đến nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn hãy chấp nhận mùi hương đặc trưng của âm đạo mình và thường xuyên theo dõi để nhanh chóng nhận ra dấu hiệu bất thường nếu có. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mùi âm đạo quá khó chịu và mùi thường xuyên thay đổi thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn về các phương pháp phòng ngừa

Bạn hãy tạo thói quen khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo âm đạo luôn trong tình trạng sức khỏe tốt. Bác sĩ phụ khoa sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng và giúp bạn điều trị đúng cách. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu đi khám phụ khoa khi đủ 21 tuổi hoặc trong 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. Nếu bạn muốn có một âm đạo khỏe mạnh, không bao giờ được đánh giá thấp vai trò của các buổi thăm khám định kì bạn nhé.

Vệ sinh âm đạo đúng cách

Âm đạo của bạn sẽ không thể khỏe mạnh nếu không được vệ sinh đúng cách. Vệ sinh âm đạo là yếu tố hàng đầu giúp bạn chăm sóc sức khỏe âm đạo. Sau khi đi vệ sinh, bạn hãy lau sạch theo hướng từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo đồng thời giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Khi hành kinh, bạn hãy chú ý thay băng vệ sinh/tampon thường xuyên để bảo vệ âm đạo. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng băng vệ sinh để thấm dịch tiết âm đạo thông thường vì hành động này sẽ khiến vùng kín của bạn bị nóng và ẩm quá mức.

Trải qua thời gian, bạn sẽ cần nỗ lực nhiều hơn để giữ cho âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm theo những hướng dẫn trên để vùng kín luôn giữ được tuổi xuân nhé.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Đừng để những việc này làm tổn thương âm đạo
  • Bạn đã biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách
  • Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa
  • Cảnh báo: thụt rửa âm đạo có thể gây ung thư cổ tử cung

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

6 điều nên tránh trước khi quan hệ tình dục

(82)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Chủ động lên kế hoạch hóa trị cho ung thư vú

(17)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Nên thử ngay những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho phụ nữ

(44)
Cơ thể của phụ nữ luôn cần nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vào mỗi cơ quan riêng biệt. Bạn đã biết về điều này? Việc sở ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI

(67)
Dù là một kỹ thuật tiên tiến nhất, có nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI vẫn tồn tại nhiều nhược ... [xem thêm]

Nỗi buồn biết tỏ cùng ai khi bị nhiễm khuẩn chlamydia

(92)
Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe ... [xem thêm]

Nuôi dạy con khi đến tuổi biết chạy sao cho tốt?

(66)
Chăm sóc bé cưng là một công việc rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Thế nhưng, ba mẹ có thể giảm bớt những áp lực này thông qua một số ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...