4 lời khuyên cho chế độ ăn uống của trẻ vị thành niên

(4.15) - 84 đánh giá

Dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho tất cả mọi người, dinh dưỡng lại càng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ vị thành niên. Tuy vậy, nhiều trẻ vị thành niên lại có một chế độ ăn uống không cân bằng. Thay đổi thói quen ăn uống cần rất nhiều nỗ lực, nhưng chỉ cần một vài thay đổi đơn giản cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Hãy tham khảo các lời khuyên sau để giúp bé cải thiện dinh dưỡng.

1. Hãy hạn chế thức ăn nhanh

Nhiều trẻ vị thành niên ăn thức ăn nhanh mỗi ngày. Thức ăn nhanh bao gồm thức uống có đường như đồ uống có ga và các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có hại như khoai tây chiên. Tuy nhiên, cơ thể của con bạn sẽ không thể hoạt động tốt nếu bé cứ ăn những loại thức ăn nhanh chứa ít chất dinh dưỡng như vậy. So với các thực phẩm nấu ở nhà, thức ăn nhanh luôn có:

  • Hàm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa cao hơn;
  • Hàm lượng muối nhiều hơn;
  • Hàm lượng đường nhiều hơn;
  • Hàm lượng chất xơ thấp;
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi và sắt thấp hơn;
  • Chứa nhiều calo hơn do phần ăn phục vụ thường lớn hơn.

Bệnh nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở tuổi trung niên nghe có vẻ quá xa xôi cho trẻ ở tuổi vị thành niên, tuy nhiên một số thanh thiếu niên có thể đã mắc bệnh mà không hay biết. Một chế độ ăn uống nghèo nàn, chứa quá ít chất dinh dưỡng có thể làm con bạn tăng cân, cao huyết áp, táo bón, mệt mỏi và thiếu tập trung ngay cả khi con bạn đang còn rất trẻ.

2. Áp dụng những thay đổi nhỏ vào chế độ ăn

Những thay đổi nhỏ luôn có thể tạo nên những tác động lớn, vậy nên bạn hãy cố gắng giúp con:

  • Bớt dùng các loại đồ uống có đường như nước ngọt và uống tăng lực. Uống các loại nước này ở dạng không đường có thể không sao nhưng đôi khi, đồ uống không đường vẫn có thể chứa axit làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nước chính là loại thức uống lành mạnh nhất. Bạn có thể thêm một lát chanh hoặc cam để tạo hương vị.
  • Bạn nên để một bát trái cây trên bàn ở nhà thay vì tích trữ các loại đồ ăn vặt chứa ít năng lượng để bé ăn hàng ngày.
  • Hãy cho con bạn ăn sáng mỗi ngày. Bạn có thể cho con ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc ăn sáng với sữa ít béo chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra con bạn cũng có thể ăn sáng với sữa chua hoặc bánh mì nướng làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bữa ăn này có thể được chế biến nhanh gọn nhưng vẫn tốt cho sức khỏe của trẻ vị thành niên.
  • Không bao giờ cho phép con bỏ bữa trưa hoặc bữa tối.
  • Hãy tự sáng tạo và nghĩ ra cách thức mới để nấu các món ăn lành mạnh. Bạn có thể giảm bớt lượng chất béo có trong các món ăn bằng cách thay đổi phương pháp nấu ăn, ví dụ như xào, luộc hoặc sử dụng lò vi sóng thay vì chiên.
  • Hãy giảm kích thước phần ăn của con.
  • Đừng nên thêm quá nhiều muối vào thức ăn.
  • Khuyến khích con bạn thay đổi nơi gặp gỡ bạn bè, thay vì gặp mặt tại các cửa hàng thức ăn nhanh, con bạn có thể gặp nhau tại các cửa hàng phục vụ các loại thức ăn lành mạnh, chẳng hạn như sushi.

3. Hãy thay đổi cách con bạn nghĩ về các loại thức ăn

Con bạn có thể có những thông tin hoặc niềm tin sai lệch liên quan đến các loại thức ăn lành mạnh, vậy nên đừng để bé lựa chọn thực phẩm mình ăn dựa trên những suy nghĩ sai lầm ấy. Hãy khuyến khích con bạn:

  • So sánh giá cả của các loại thức ăn nhanh với giá của các thực phẩm lành mạnh để thấy rằng ‘lành mạnh’ không đồng nghĩa với ‘đắt’.
  • Thử nghiệm ăn các món ăn với các nguyên liệu khác nhau. Con bạn sẽ khám phá ra rằng một bữa ăn nấu với nguyên liệu tươi sống sẽ luôn ngon hơn rất nhiều.
  • Ăn các món ăn tự nấu như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa chua hoặc rau củ trộn trong thời gian dài.
  • Không nên nghĩ rằng thực đơn ăn uống bắt buộc phải chứa đầy đủ hết tất cả các chất dinh dưỡng. Ăn uống điều độ không có nghĩa là con bạn chỉ chăm chăm ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe, thỉnh thoảng bé vẫn có thể cho phép mình ăn các loại thức ăn khác.

4. Giúp con hình thành thói quen lựa chọn nơi mua thức ăn

Khi bạn không ở bên con, bạn có thể làm một số điều sau để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho con:

  • Đề nghị căn tin trường học bán các loại thực phẩm lành mạnh với giá thấp;
  • Khuyến khích con giúp đỡ người lớn trong nhà mua sắm thức ăn;
  • Giúp đỡ gia đình nấu ăn khi ở nhà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh trùng yếu nên uống thuốc gì để cải thiện chất lượng?

(56)
Tinh trùng yếu là một trong những vấn đề thường gặp ở nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy đối ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

(49)
Mang thai hóa học là tình trạng sẩy thai sớm sau khi trứng đã thụ tinh thành công và chiếm tới 50 – 70% trong tổng số các trường hợp sẩy thai.Dùng que thử, ... [xem thêm]

3 tác hại không ngờ của các trò chơi điện tử bạo lực đối với trẻ nhỏ

(11)
Ngoài việc mang đến yếu tố giải trí, trò chơi điện tử bạo lực còn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ theo hướng tiêu cực. Bố mẹ hãy ... [xem thêm]

Giúp con làm quen với nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ

(17)
Trẻ thơ là giai đoạn mà trí tưởng tượng phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để kích thích trí tưởng ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa da mặt để trị đúng cách

(65)
Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. ... [xem thêm]

Thoái hóa cột sống: Những điều bạn cần biết

(60)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

5 bài tập cơ sàn chậu tốt cho sức khỏe tình dục

(33)
Phụ nữ sau sinh sẽ nhận thấy các cơ sàn chậu của mình trở nên yếu hơn nhiều. Làm sao để cải thiện? Hello Bacsi sẽ mách bạn 5 bài tập cơ sàn chậu. Các ... [xem thêm]

Tìm hiểu sự thật về bệnh bạch biến có lây không

(34)
Có khoảng 1% dân số thế giới mắc phải tình trạng bạch biến. Người bệnh sẽ có những mảng da bị mất sắc tố, trở nên sáng màu hơn vùng da bình thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN