4 tác dụng của mè đen với bà bầu không ngờ đến

(3.85) - 55 đánh giá

Có người cho rằng bà bầu ăn mè đen khi mang thai không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thật ra, tác dụng của mè đen với bà bầu lại rất đáng mong đợi, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.

Hạt mè hay còn gọi là vừng, còn có tên khoa học là Sesamum indicum, là loại cây trồng khá lâu đời và được tìm thấy hơn 3.500 năm trước. Mè có màu trắng, đen, vàng và đỏ, tùy thuộc vào chủng loại. Ngoài ra, dùng mè đen cho bà bầu còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con.

Bà bầu ăn mè đen được không?

Bà bầu ăn mè đen có tốt không? Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bà bầu ăn mè đen lại không an toàn. Quan niệm bầu ăn mè đen có thể gây sẩy thai bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng là không đúng. Thực tế, tác dụng của vừng đen với bà bầu là rất đáng kinh ngạc vì chúng giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C và E.

4 tác dụng của mè đen với bà bầu

Ăn mè đen có tác dụng gì cho bà bầu? Dưới đây là lời giải đáp mà bạn đang tìm kiếm:

1. Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Táo bón là một vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai. Mè đen rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng tự nhiên, giảm táo bón thai kỳ. Bà bầu ăn mè đen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

2. Tăng cường miễn dịch

Tác dụng của mè đen với bà bầu rất lớn nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến đó là vừng đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cúm.

3. Tốt cho răng và xương là tác dụng của mè đen với bà bầu nổi bật

Phụ nữ mang thai thường hay bị thiếu canxi vì một lượng lớn canxi đã bị mất đi trong quá trình phát triển xương của bé. Hạt mè là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, làm chắc xương và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.

4. Tăng năng lượng – Tác dụng của mè đen với bà bầu đáng chú ý

Hạt mè là thực phẩm giúp tăng sức mạnh tốt nhất. Mè giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thần kinh, làm giảm sự suy yếu cơ và căng thẳng, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Giá trị dinh dưỡng của hạt mè

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt mè đen nguyên hạt, rang hoặc nướng:

  • Calorie – 565 kcal
  • Carbohydrate – 25,7g
  • Protein – 17g
  • Chất xơ – 14g
  • Chất béo – 48g
  • Canxi – 989 mg
  • Magiê – 356 mg
  • Phốt pho – 638 mg
  • Vitamin A – 9 IU
  • Thiamin – 0,8mg
  • Niacin – 4,6 mg
  • Folate – 98 mcg

Sữa mè đen cho bà bầu – Lợi sữa, giàu dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của mè đen với bà bầu là rất lớn. Bạn có thể dùng mè đen ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày hoặc chế biến thành nhiều món ăn như chè mè đen, cháo gạo lứt mè đen và đặc biệt là sữa mè đen.

Sữa mè đen là loại sữa thơm ngon, dễ uống mà lại vô cùng bổ dưỡng. Với vị sữa thơm béo, ngọt thanh, chắc chắn, các mẹ sẽ khó cưỡng lại khi đã một lần nếm thử. Để nấu sữa mè đen cho bà bầu, bạn cần chuẩn bị:

  • 150g mè đen
  • 200g đường phèn
  • 500ml sữa tươi không đường
  • 300ml kem tươi
  • 1,5l nước
  • 1 bó lá dứa

Cách nấu sữa mè đen cho bà bầu đơn giản:

  • Mè đen rửa sạch, rang trên chảo cho mè chín, sau đó cho vào máy, xay nhuyễn
  • Nấu nước sôi rồi thả mè đã xay nhuyễn vào, tắt bếp và cho hỗn hợp này vào máy xay nhuyễn một lần nữa. Lọc hỗn hợp qua rây hay túi lọc để lấy nước, nên lọc nhiều lần để hỗn hợp thật mịn.
  • Cho nước mè đen lên bếp, thêm lá dứa, đun sôi. Khi hỗn hợp sôi cho thêm sữa tươi, kem và đường vào khuấy nhẹ cho tan rồi tắt bếp.
  • Để nguội và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm vài viên đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi dùng mè đen cho bà bầu

Dù tác dụng của mè đen với bà bầu rất đáng kinh ngạc nhưng khi thêm vào chế độ ăn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không ăn quá nhiều trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu thấy khó chịu sau khi ăn, hãy đi khám
  • Tránh ăn nếu bạn có tiền sử bị dị ứng.
  • Ở tuần thứ 34 – 35 của thai kỳ, bạn có thể ăn nhiều mè đen hơn để sinh nở dễ dàng, em bé cũng khỏe mạnh, cứng cáp
  • Vừng đen có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy… thì nên tránh

Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc về tác dụng của mè đen với bà bầu, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên dùng các loại thực phẩm khác như trái cây, nước ép từ trái cây hoặc nhăm nhi một chút quà vặt tốt cho sức khỏe mẹ bầu để mẹ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

47 tuần

(89)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Lúc này bé đã có thể tự mình bước đi. Nếu con bạn lúc này vẫn chưa biết đi thì sớm thôi bé sẽ bắt ... [xem thêm]

5 cách làm nước giải rượu giúp bạn tỉnh táo trong dịp Tết

(64)
Nếu từ chối những ly rượu vào dịp Tết, bạn có thể bị người khác đánh giá là không hết mình và dễ gây mất lòng vào dịp năm mới. Để niềm vui ngày ... [xem thêm]

Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(73)
Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?

(40)
Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho ... [xem thêm]

Bạn có biết về xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh?

(67)
Thực tế, bố mẹ thường chỉ quan tâm đến hình dáng bên ngoài cũng như một số rối loạn thường gặp của trẻ. Tuy nhiên, một số tình trạng hiếm gặp (như ... [xem thêm]

Xơ gan gây giãn tĩnh mạch thực quản: Hiểu để phòng ngừa

(29)
Trong nhiều năm qua, tỷ lệ xơ gan gây giãn tĩnh mạch thực quản có xu hướng ngày càng tăng đột biến. Điều này khiến giãn tĩnh mạch hay thậm chí là chảy ... [xem thêm]

Lần đầu làm “chuyện đó” đã bị nghẹt bao quy đầu

(88)
Trước khi tìm hiểu về chứng nghẹt bao quy đầu, bạn cần biết bao quy đầu là gì. Bao quy đầu là một bao da hai lớp trùm kín quy đầu khi chưa dậy thì. Sau ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò

(24)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN