5 cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường

(3.73) - 55 đánh giá

Mùa trung thu dường như không dành cho người tiểu đường vì những chiếc bánh vàng óng hấp dẫn luôn chứa một lượng đường không nhỏ. Thế nhưng, những công thức bánh trung thu cho người tiểu đường có thể giúp bạn dẹp bỏ mọi lo lắng để chung vui với mọi người.

Bạn có thể luôn phải e dè những miếng bánh trung thu thơm lừng, ngọt ngào mỗi tháng tám âm lịch vì lo lắng đường huyết tăng cao sau khi ăn. Nếu biết cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường với những thành phần lành mạnh, nỗi lo sẽ biến mất!

Hãy cùng học cách làm bánh trung thu hạt dẻ, khoai lang tím, matcha, mè đen và rau câu đậu nành để tận hưởng đêm rằm tháng tám nhé.

1. Bánh trung thu hạt dẻ

Hạt dẻ không những là loại hạt tốt cho sức khỏe mà cũng rất hợp để làm nhân bánh trung thu. Bánh trung thu hạt dẻ không chứa đường hay các loại thịt nên thích hợp với cả bệnh nhân tiểu đường và người ăn chay. Công thức làm bánh trung thu này có thể làm 6 phần bánh trung thu đường kính khoảng 6cm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 120g hạt dẻ đã rang và xay nhuyễn
  • Khoảng 118ml dầu hạt nho
  • Khoảng 195g bột mì
  • 15ml nước
  • Một ít màu thực phẩm (nếu thích)
  • Khoảng 1g muối biển

Cách làm bánh trung thu hạt dẻ

Nếu mua được hạt dẻ rang sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian sơ chế hạt mà có thể bước vào làm nhân bánh và vỏ bánh ngay.

Làm nhân bánh

– Trộn hạt dẻ đã nghiền với khoảng 44ml dầu hạt nho cho đến khi bạn có được một hỗn hợp mịn.

– Chia hỗn hợp thành 6 phần bằng nhau rồi vo tròn.

Làm vỏ bánh

– Bạn trộn đều bột mì, 74ml dầu hạt nho, màu thực phẩm, nước và muối biển cho đến khi hỗn hợp mịn.

– Chia hỗn hợp vừa trộn thành 6 phần bằng nhau và vo tròn.

Nặn bánh

– Ép phẳng phần vỏ bánh rồi đặt một phần nhân hạt dẻ vào giữa.

– Bạn nhẹ nhàng kéo vỏ bánh che phủ hết nhân rồi vo lại cho tròn.

– Định hình bánh vừa nặn bằng khuôn bánh trung thu.

Nướng bánh

– Rải một ít bột mì lên khay nướng rồi xếp bánh lên.

– Nướng ở 170 độ C trong khoảng 20 phút.

– Để nguội rồi thưởng thức.

2. Bánh trung thu khoai lang tím

Khoai lang tím không những tạo nên lớp vỏ bánh bắt mắt mà cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp cũng như ngừa ung thư. Nếu cũng muốn tận hưởng được những tác dụng của khoai lang tím, bạn có thể học cách làm bánh trung thu ăn kiêng sau đây để làm 4 chiếc bánh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400g khoai lang tím
  • 100g đậu xanh không vỏ
  • 150g bột nếp đã rang
  • 100g đường trắng
  • 30ml dầu ăn

Cách làm bánh trung thu khoai lang tím

Loại bánh trung thu cho người bị tiểu đường này không cần nướng nên bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay cả khi không có lò nướng.

Làm nhân bánh

– Ngâm đậu xanh không vỏ với nước trong khoảng 3 giờ hoặc qua đêm rồi bỏ vào nồi nấu chín mềm.

– Giã nhuyễn đậu xanh rồi cho lên bếp đun với 100g đường trắng cho đến khi đường tan.

– Chia đậu xanh thành 4 phần bằng nhau rồi vo tròn.

Làm vỏ bánh

– Gọt vỏ, rửa sạch khoai lang rồi bỏ vào nồi hấp chín và nghiền nhuyễn. Bạn có thể lọc khoai lang qua rây để khoai mịn hơn.

– Trộn đều khoai lang cùng 150g bột nếp, 30ml dầu ăn.

– Chia đều hỗn hợp vừa trộn thành 4 phần rồi vo lại thành viên tròn.

Nặn bánh

– Ấn dẹp viên vỏ khoai lang rồi cho viên nhân đậu xanh vào giữa.

– Nhẹ nhàng kéo vỏ bánh phủ hết nhân rồi vo tròn lại.

– Cho bánh vào khuôn để tạo hình.

– Cắt bánh ra để thưởng thức.

3. Bánh trung thu matcha

Bánh trung thu có bột trà matcha ít đường mà lại tốt cho tim mạch nên rất lành mạnh. Bạn có thể áp dụng công thức bánh trung thu cho người tiểu đường sau để làm 4 chiếc bánh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 150g bột mì
  • 10g bột matcha
  • 90ml nước đường
  • 150g đậu xanh không vỏ
  • 30ml sữa tươi không đường
  • 2 muỗng canh dầu ăn

Cách làm bánh trung thu matcha

Matcha ở vỏ bánh rất hợp với nhân đậu xanh bùi bùi bên trong.

Làm nhân bánh

– Rửa sạch rồi ngâm đậu xanh không vỏ trong nước khoảng 2 giờ hoặc qua đêm.

– Hấp chín đậu xanh rồi trộn đậu xanh với 45ml nước đường.

– Chia đều nhân thành 4 phần đều nhau rồi vo tròn.

Làm vỏ bánh

– Trộn đều 150g bột mì, 10g bột matcha.

– Thêm 45ml nước đường, 30ml sữa tươi không đường vào hỗn hợp trên rồi trộn đều. Sau khi trộn xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm để bọc hỗn hợp rồi ủ 30 phút.

– Chia vỏ bánh thành 4 phần đều nhau rồi vo tròn.

Nặn bánh

– Cán mỏng vỏ bánh rồi cho nhân đậu xanh vào giữa.

– Nhẹ nhàng kéo vỏ bánh phủ kín phần nhân rồi vo tròn.

– Dùng khuôn bánh để định hình bánh.

Nướng bánh

– Lót giấy nến lên khay nướng rồi xếp bánh vào khay.

– Bỏ bánh vào lò nướng trong khoảng 8 – 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

4. Bánh trung thu nhân mè đen

Mè đen thơm thơm bùi bùi có thể hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh tiểu đường rất tốt. Bạn có thể áp dụng công thức làm 5 chiếc bánh trung thu cho người tiểu đường sau đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 170g bột mì
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 80ml nước đường
  • 95ml dầu ăn
  • Ít baking soda
  • 150g đậu đỏ
  • 80g mè đen
  • 75g đường trắng
  • Ít muối
  • 15g bột nếp
  • 5 quả trứng vịt muối
  • 30ml rượu trắng
  • Nửa củ gừng

Cách làm bánh trung thu nhân mè đen

Cách sên nhân và nướng bánh trung thu mè đen tuy khá phức tạp nhưng thành phẩm sẽ làm bạn hài lòng đấy.

Làm nhân bánh

– Làm sạch, ngâm đậu đỏ vài tiếng rồi bỏ vào nồi nấu chín.

– Cho đậu đỏ, đường trắng, mè đen vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

– Bắc chảo để sên phần nhân vừa xay trên lửa nhỏ với ít dầu ăn. Khi nhân hơi sền sệt, bạn cho thêm ít muối và tiếp tục sên cho tới đi nhân thật dẻo.

– Lấy 5 lòng đỏ trứng vịt muối ngâm rượu trắng và gừng giã nhuyễn vớt ra khay nướng khoảng 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C.

– Khi phần nhân mè đen nguội, bạn chia ra thành 5 phần đều nhau rồi vo tròn.

– Ấn phẳng phần nhân rồi đặt trứng vịt muối đã nướng vào giữa rồi bao lại.

Làm vỏ bánh

– Trộn đều nước đường, dầu ăn, baking soda.

– Cho bột mì ra tô rồi tạo một khoảng trống giữa tô để đổ từ từ hỗn hợp nước đường vào. Trộn bột 5 – 7 phút cho hỗn hợp mềm và dẻo.

– Chia bột vỏ bánh thành 5 phần đều nhau sao cho trọng lượng mỗi phần bằng một nửa viên nhân bạn vừa nặn. Sau khi chia xong, bạn vo tròn từng phần.

Nặn bánh

– Ấn dẹp các viên vỏ bánh rồi cho nhân mè đen vào giữa.

– Nhẹ nhàng kéo để phần vỏ bánh bao phủ hết phần nhân.

– Dùng khuôn bánh tạo hình cho bánh.

Nướng bánh

– Làm nóng lò nướng ở 210 độ C trong 10 phút.

– Xếp bánh lên khay rồi cho vào lò nướng trong 5 phút.

– Sau khi nướng, bạn để bánh nguội rồi dùng cọ phết lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh.

– Cho khay bánh vào lò nướng tiếp 6 phút ở nhiệt độ 200 độ C.

– Sau 6 phút, bạn lại đợi bánh nguội rồi quét thêm một lớp lòng đỏ trứng gà.

– Nướng tiếp 6 phút nữa.

– Nướng tiếp 1 – 2 phút với lửa trên.

– Để nguội và thưởng thức.

5. Bánh trung thu rau câu đậu nành

Nếu muốn làm loại bánh trung thu cho người tiểu đường này, bạn cần chuẩn bị sẵn hai loại khuôn kích cỡ khác nhau để đổ rau câu và sương sáo. Công thức mới lạ ngày có thể giúp mùa trung thu thêm thú vị.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 95g đường trắng
  • 1 bó lá dứa
  • 10g bột rau câu dẻo
  • 100g bột sương sáo
  • 500ml sữa đậu nành không đường
  • 125ml sữa tươi

Cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành

– Đun sôi 250ml nước rồi cho 50g đường trắng, 5g bột rau câu và lá dứa vào.

– Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa trong khoảng 5 – 10 phút.

– Vớt lá dứa ra khỏi nồi rồi cho bột sương sáo vào khuấy đến khi hỗn hợp hơi sệt lại.

– Cho hỗn hợp sương sáo vào khuôn nhỏ rồi bỏ vào trong tủ lạnh khoảng 15 phút.

– Cho 5g bột rau câu, sữa đậu nành, 45g đường trắng và 125ml sữa tươi không đường vào nồi rồi đun trong khoảng 5 phút. Bạn nhớ khuấy đều cho tới khi hỗn hợp sệt lại.

– Đổ hỗn hợp rau câu vừa nấu vào khuôn rồi bỏ vào tủ lạnh để hỗn hợp đông lại. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ đổ đầy nửa khuôn chứ không đổ hết.

– Khi rau câu đã đông, bạn bỏ thêm một miếng sương sáo vào khuôn rồi đổ hết phần hỗn hợp rau câu vừa nấu vào khuôn.

– Cho bánh vừa đổ vào tủ lạnh đợi đông rồi thưởng thức.

Bánh trung thu cho người tiểu đường vừa an toàn lại thơm ngon và bắt mắt. Những loại bánh trung thu ăn kiêng này sẽ là cứu tinh để bạn tận hưởng rằm tháng tám trọn vẹn hơn đấy!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cẩm nang ăn uống dịp lễ Tết cho người tiểu đường

(11)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?

(40)
Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho ... [xem thêm]

Tác dụng của nước dừa tươi tốt cho sức khỏe thế nào?

(64)
Nước dừa tươi là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ... [xem thêm]

Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra

(36)
Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng ... [xem thêm]

Cẩm nang các loại thuốc bôi trĩ hiệu quả

(76)
Các loại thuốc bôi trĩ có thể điều trị một số triệu chứng và làm dịu cơn đau do trĩ rất hiệu quả nhờ có thành phần hydrocortisol. Tùy thuộc vào trọng ... [xem thêm]

Cận thị và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ mắt!

(34)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị tiểu đường: Khi nào nên gặp bác sĩ?

(26)
Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của viêm gan C không phải ai cũng biết

(97)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN