5 lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ

(4.25) - 91 đánh giá

Bé nhà bạn đã trên 6 tháng tuổi? Bạn đang muốn cai sữa cho bé và bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc? Bé đã ăn được một số loại rau và lúc này bạn muốn cho bé ăn thử dưa leo? Nếu những câu hỏi trên đúng với tình huống của bạn, vậy hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Dưa leo (dưa chuột) là thực vật thuộc họ bầu bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bí ngô, mướp. Cây dưa leo kết trái suốt bốn mùa. Dưa leo có rất nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau. Thông thường, người ta sẽ ăn dưa leo tươi hoặc ngâm với giấm. Dưa leo có nguồn gốc ở Ấn Độ và được phát hiện khoảng gần 10.000 năm trước đây.

Thông tin dinh dưỡng

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa leo:

  • Năng lượng – 16 kcal
  • Carbohydrate – 3,63g
  • Đường – 1,67g
  • Chất xơ – 0,5g
  • Chất béo – 0,11g
  • Protein – 0,65g
  • Vitamin B1 – 0,027mg
  • Vitamin B2 – 0,033mg
  • Vitamin B3 – 0,098mg
  • Vitamin B5 – 0, 259mg
  • Vitamin B6 – 0,04mg
  • Vitamin B9 – 7ug
  • Vitamin C – 2,8mg
  • Vitamin K – 16,4ug
  • Canxi – 16mg
  • Sắt – 0,28mg
  • Mangan 0,29mg
  • Magiê – 13mg
  • Phốt pho – 24mg
  • Kali – 147mg
  • Sodium – 2mg
  • Kẽm – 0,2mg
  • Nước – 95,23
  • Fluoride – 1,3ug

Lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ

Vào những ngày nóng, nếu được thưởng thức vài lát dưa chuột trong những bữa ăn hàng ngày thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơ thể cực kỳ sảng khoái đấy. Dưa chuột có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Ngăn ngừa mất nước

  • Thành phần của dưa chuột có đến 96% là nước và các khoáng chất khác nhau. Do đó, ăn dưa leo sẽ giúp giữ ẩm và bổ sung nước cho cơ thể, giúp loại bỏ độc tố và giữ cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru.

  • Ngăn ngừa ung thư

  • Ăn dưa chuột trong những năm tháng tuổi thơ còn giúp bé chống lại các bệnh ung thư trong những năm sau. Trong dưa chuột có chứa các hợp chất lignan như pinoresinol, lariciresinol và secoisolariciresinol. Những hợp chất này được biết là có tác dụng ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giữ cholesterol và huyết áp ổn định

  • Dưa chuột chứa hormone giúp tế bào tụy sản sinh insulin. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh tiểu đường. Các sterol phức hợp được tìm thấy trong dưa chuột có tác dụng giữ cho mức cholesterol trong tầm kiểm soát.

  • Giàu khoáng chất

  • Dưa chuột rất giàu canxi, magiê, natri, kali và các khoáng chất khác. Canxi rất tốt cho xương, magiê giúp duy trì chức năng thần kinh và cơ, giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát và giúp sản xuất năng lượng. Natri là chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé cũng như sự phát triển của não và cơ. Phốt pho giúp ích cho sự phát triển, tốt cho tim và giúp xây dựng protein.

  • Giàu silic

  • Dưa chuột chứa một lượng silic rất lớn. Silic đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp xương của bé khỏe mạnh và ngăn ngừa chứng loãng xương. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sức mạnh của dây chằng, khớp và cơ bắp của bé. Silic giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe của răng và lợi. Quan trọng hơn, nó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

    Cách chế biến dưa chuột cho trẻ

    Trước khi bạn cho bé ăn dưa chuột, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem đây có phải là độ tuổi thích hợp để làm điều đó hay không.

    Dưới đây là cách chế biến dưa chuột nhanh và ngon cho bé. Dựa theo độ tuổi và sở thích của bé, bạn có thể thêm vào hoặc bỏ bớt các thành phần sao cho phù hợp.

    Nguyên liệu

    • Dưa chuột đã gọt vỏ
    • Sour cream (kem chua) hoặc kem thường hay phô mai.
    • Đường
    • Củ cải xắt nhỏ
    • Muối (tùy sở thích)

    Cách làm

    • Cắt dưa chuột thành những miếng dài và bỏ hạt. Sau đó, cho tất cả vào một cái tô và dùng muỗng tán cho đến khi hỗn hợp mềm và dễ ăn.
    • Bạn có thể cho bé ăn lạnh. Để món ăn ngon, bổ dưỡng hơn, bạn thêm vào một ít trái cây xắt nhỏ.

    Hãy nhớ luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn mới nào. Khi cho bé ăn, bạn hãy xem xem bé có dấu hiệu dị ứng hoặc khó chịu ở đâu không. Ngoài ra, không nên cho bé ăn món mới quá nhiều trong cùng một thời điểm.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

    (91)
    Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

    10 cách để có giấc ngủ ngon bạn nên biết

    (52)
    Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

    Nguyên nhân của đột quỵ là gì?

    (58)
    Đột quỵ là sự tổn thương một phần não do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ khác nhau.Tầm quan trọng của dòng máu ... [xem thêm]

    Suy giảm testosterone: 11 dấu hiệu dễ nhận biết

    (32)
    Suy giảm testosterone là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tình trạng mãn dục nam giới. Việc sớm nhận biết chính xác những dấu hiệu suy giảm testosterone ... [xem thêm]

    Lợi ích của đậu đỏ khiến bạn phải ngạc nhiên

    (36)
    Đậu đỏ có tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không? Ăn đậu đỏ có tốt cho tim mạch? Để trả lời những câu hỏi này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu xem ... [xem thêm]

    Xét nghiệm tinh dịch đồ

    (79)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tinh dịch đồBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tinh dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm tinh dịch đồXét nghiệm tinh dịch đồ là ... [xem thêm]

    Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

    (96)
    Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

    Bệnh chlamydia kiêng gì? 3 nhóm thực phẩm nên tránh

    (82)
    Bệnh chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Khi bị viêm nhiễm và đang trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Vậy ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN