5 lợi ích tuyệt vời của yoga mà bạn không ngờ tới

(4.37) - 65 đánh giá

Nếu bạn đang tập yoga hoặc đang có ý định tập thì có lẽ bạn đã từng nghe qua về những lợi ích của yoga đem lại. Nhưng nếu bạn mới biết đến yoga, thì câu nói “Yoga giúp lưu thông khí huyết” có thể hơi khó tin. Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích về mặt thể chất yoga đem lại mà bạn có thể nhìn thấy được sau một thời gian tập luyện.

Tăng sự linh hoạt và giảm những cơn đau

Tăng sự linh hoạt là một trong những tác dụng dễ nhận ra nhất của yoga. Có thể ban đầu khi mới tập yoga, bạn rất vất vả khi cúi người để chạm tay vào ngón chân, nhưng nếu kiên nhẫn tập luyện, sau một thời gian bạn sẽ nhận ra những sự thay đổi đáng kể. Cơ thể bạn sẽ dần dần được thả lỏng và bạn sẽ làm được những việc mà trước đó tưởng chừng như không thể. Khi cơ thể dẻo dai hơn, những cơn đau khớp và đau cơ cũng sẽ biến mất. Lý do là vì các dây chằng và cơ của bạn bị co cứng, gây khó khăn khi chuyển động. Ví dụ như, căng cơ hông có thể làm căng khớp gối, trong khi căng gân khoeo (gân nhượng chân) có thể dẫn tới đau lưng. Cơ bắp và các mô liên kết như màng cơ hay dây chằng bị căng cứng sẽ khiến bạn có tư thế và dáng đi đứng xấu.

Giúp cơ bắp khỏe mạnh và rắn chắc hơn

Không chỉ làm tăng độ linh hoạt, các cơ bắp trên cơ thể bạn cũng sẽ dần dần săn lại và trông rắn chắc hơn. Cơ bắp rắn chắc và khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình trạng như viêm khớp hay đau lưng và hạn chế té ngã ở những người lớn tuổi. Nâng tạ có thể giúp tăng cơ và làm cơ rắn chắc nhanh hơn, nhưng sẽ không giúp tăng sự linh hoạt như khi tập yoga. Thêm vào đó, tăng khối lượng cơ một cách từ từ sẽ giúp cơ thể bạn có thời gian để điều chỉnh để thích nghi. Thậm chí khi bạn dừng tập thì cơ bắp cũng không bị chảy xệ quá mức.

Cải thiện hô hấp, năng lượng và sức sống

Bộ môn yoga là sự kết hợp giữa các tư thế và kỹ thuật hít thở. Khi tập yoga, bạn không chỉ tập luyện về mặt thể chất mà còn học được cách kiểm soát hơi thở và năng lượng. Yoga giúp bạn thư giãn, thở chậm lại và hít thở sâu hơn khi thực hiện các tư thế. Việc kiểm soát hơi thở sẽ giúp tăng cường chức năng phổi. Việc hít thở qua mũi khi tập yoga giúp lọc không khí, khiến không khí ấm lên, làm ẩm cũng như loại bỏ bớt bụi bẩn hay những tạp chất bạn không muốn chúng đi vào phổi. Thông qua việc tập luyện các tư thế yoga, các khớp của bạn cũng sẽ có phạm vi chuyển động lớn hơn. Những bài tập này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn cũng như cải thiện các khuyết tật của bản thân bạn.

Duy trì cân bằng trao đổi chất và giúp giảm cân

Một khảo sát của Đại học Washington chỉ ra rằng những người tập yoga chú ý hơn đến khẩu phần ăn của họ. Yoga giúp bạn khám phá ra sự kết nối bên trong cơ thể và cân bằng cảm xúc, giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn tốt hơn. Các bài tập hít thở trong yoga cũng giúp bạn suy xét kỹ hơn và đưa ra những lựa chọn tốt hơn khi cơn thèm ăn ập tới.

Cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn

Yoga thúc đẩy lưu thông máu. Khi tập yoga thường xuyên, lượng máu tuần hoàn đến các chi sẽ tăng lên. Yoga có tác dụng đẩy nhanh nhịp tim giống như khi bạn tập aerobic. Các nghiên cứu cho thấy rằng tập yoga giúp cung cấp nhiều oxy hơn đến các tế bào, vì thế sẽ giúp cải thiện tình trạng và sức khỏe tim mạch.

Yoga giúp điều hòa lượng máu đến những nơi máu khó chảy đến, ví dụ như từ chân và vùng chậu chảy về tim. Yoga giúp máu loãng ra bằng cách tách các tiểu huyết cầu ra khỏi nhau thông qua việc cắt giảm lượng protein tạo ra các cục máu đông. Từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, vì các cục máu đông thường hình thành ở chân rồi chảy ngược về tim. Yoga cũng đồng thời làm tăng lượng hemoglobin và hồng cầu đưa oxy đến các mô. Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, những người chỉ học pranayama (các bài tập thở trong yoga) có thể tập luyện nhiều hơn với lượng oxy ít hơn.

Giữa rất nhiều xu hướng tập thể dục sớm nở tối tàn, yoga luôn là bộ môn rèn luyện sức khỏe tốt và có những tác dụng tích cực không phải bàn cãi. Cũng vì lẽ đó yoga luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn rèn luyện cả về mặt thể chất và tinh thần.

Bạn có thể quan tâm: Làm thế nào để cân bằng và duy trì thói quen tập thể dục

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trước khi bắt đầu kế hoạch giảm cân

(21)
Những chỉ số quan trọng cần biết khi lập kế hoạch giảm cân Trong vòng hai mươi năm qua, người Mỹ đã trở nên quen thuộc hơn với các phép đo cụ thể liên ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc Myonal bạn cần biết

(19)
Myonal là một phương thuốc công hiệu trong điều trị các triệu chứng liên quan đến cơ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này cũng kèm theo những tác dụng phụ ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu là gì? Lo âu, mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

(42)
Xã hội phát triển nhanh đồng nghĩa với việc những áp lực trong công việc, cuộc sống tăng lên đáng kể. Những người không thể thích nghi được với căng ... [xem thêm]

Virus viêm gan B: Hiểu để phòng tránh!

(25)
Virus viêm gan B là tác nhân đứng đầu gây ra căn bệnh cùng tên, có thể lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, còn gọi ... [xem thêm]

Cách dạy con xì mũi đơn giản khi trẻ bị sổ mũi

(80)
Tuy dạy con xì mũi nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khiến nhiều bố mẹ cảm thấy chật vật vì bé sẽ không chịu ngồi yên hay không biết xì mũi đúng cách.Khi ... [xem thêm]

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

(35)
Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ... [xem thêm]

Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?

(80)
Đồng hóa và dị hóa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi hiểu rõ hai quá trình này, bạn có thể cải thiện sức khỏe và vóc dáng theo mục tiêu ... [xem thêm]

Cao huyết áp – bệnh đáng lo nhất năm 2017 của người Việt

(76)
Cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận và gây nguy cơ xấu cho mắt. Bạn nên biết về những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN