5 quy tắc bị phá vỡ khi chăm sóc trẻ sinh non

(3.87) - 13 đánh giá

Có một số hiểu lầm trong việc chăm sóc trẻ sinh non. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, bạn hãy điều chỉnh những hiểu lầm này nhé.

Sự phát triển của trẻ sinh non, nhẹ cân phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh ngay từ phút đầu chào đời. Có một số quy tắc về cách chăm sóc trẻ sinh non không hẳn là đúng. Bạn hãy điều chỉnh lại theo những chia sẻ dưới đây.

Quy tắc số 1: Gần gũi bé nhiều

Những đứa trẻ sinh đủ tháng là những đứa bé đã sẵn sàng đến với thế giới này. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn có thể ôm con mình trong vòng tay, chơi đùa với chúng sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi.

Tuy nhiên, những đứa bé sinh non đến với thế giới này khi chúng chưa sẵn sàng, chưa hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bác sĩ khuyên bạn nên chăm sóc con trong môi trường giống như trong bụng mẹ bằng cách để cho bé ngủ càng nhiều càng tốt, giữ ánh sáng nhẹ và không gian yên tĩnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được gần gũi bé quá nhiều. Trẻ sinh non tháng cần được nghỉ ngơi để phát triển tốt hơn. Hãy nghĩ rằng những tuần này bé vẫn còn đang ở trong bụng bạn và mối liên hệ giữa bạn và bé vẫn bền chặt như trước.

Quy tắc số 2: Trẻ nhỏ thích massage

Điều này không thích hợp với những bé sinh non. Hệ thần kinh của bé chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm, do đó hành động massage không tốt với bé.

Lúc này, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính, trong ngày kết hợp với phương pháp kangaroo. Bạn có thể đặt bé nằm tiếp xúc da kề da trên ngực mình. Điều này đem đến cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu giống như lúc bé vẫn còn được ở trong bụng mẹ.

Khi bé không còn cần chăm sóc trong lồng kính nữa và trở về nhà với mẹ, bạn có thể thực hiện các bước massage cho bé để giúp máu huyết lưu thông tốt, bé bú ngon, ngủ khỏe.

Quy tắc số 3: Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ

Bố mẹ thường cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ bé tránh khỏi hội chứng đột tử là cho bé nằm ngửa. Vì vậy, bạn thường hoảng sợ khi nhìn thấy bé cưng nằm sấp trong lồng kính.

Đối với những bé sinh non, nằm sấp sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, những bé sinh non thường thích nằm sấp với hai tay giấu dưới cơ thể. Đây là tư thế giúp bé có cảm giác an toàn hệt như lúc còn ở trong bụng mẹ.

Những bé sinh non được chăm sóc trong lồng ấp thường được theo dõi liên tục, nên việc bé nằm sấp sẽ không gây nguy hại gì. Tuy nhiên, khi sức khỏe của bé đã ổn định và được về nhà, bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

Quy tắc số 4: Không bao giờ đánh thức bé khi đang ngủ

Bạn tin rằng khi nào bé đói bé sẽ tự thức dậy và đòi bú? Vì vậy, bé có thể ngủ đến khi nào bé thích. Đồng thời, bé sinh non rất cần ngủ, vì vậy không nên đánh thức bé dậy để bú?

Những bé sinh non phải được cho bú mỗi 2 – 3 giờ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải đánh thức bé dậy khi bé đang ngủ. Vì vậy, ở đây có sự mâu thuẫn với lời khuyên nên cho bé sinh thiếu tháng ngủ càng nhiều càng tốt.

Quy tắc số 5: Không cho bé bú bình

Các bà mẹ thường được khuyên không nên cho con bú bình trong tuần đầu tiên. Việc bú bình khiến sữa chảy nhanh và nhiều hơn, bé bú cũng dễ hơn. Do đó, cho bé bú bình quá sớm sẽ khiến bé không còn thích bú mẹ nữa.

Đối với những bé sinh non, bú mẹ không phải là một lựa chọn hoàn hảo vì bé cần bú theo cách không tốn quá nhiều năng lượng. Vì vậy, bé sinh thiếu tháng thường được cho bú bình. Bé cần phải được cho uống sữa mẹ theo cách này cho đến khi bé đủ khỏe để tự bú mẹ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bé uống một loại sữa đặc biệt để bé tăng cân nhanh hơn. Điều này sẽ được kéo dài cho đến khi trọng lượng của bé đạt yêu cầu và bé có đủ sức khỏe để bú mẹ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên cho bé bú mẹ, trừ khi bác sĩ không cho phép. Có lẽ bé sinh non sẽ thích hợp với việc bú bình hơn nhưng bú mẹ cũng đem đến cho bé khá nhiều lợi ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 dấu hiệu giúp bạn biết được trứng bám vào tử cung

(35)
Trứng bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không. Quá trình này cũng có thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu ... [xem thêm]

Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ có sao không?

(21)
Bạn cho rằng vùng kín sau khi quan hệ sẽ càng ngày càng rộng hơn hay phụ nữ có thể lên đỉnh mỗi khi quan hệ và sau lần quan hệ đầu tiên thì không còn chảy ... [xem thêm]

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

(92)
Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng ... [xem thêm]

Thiếu sót lớn nếu không làm các xét nghiệm khi mang thai

(53)
Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và bé. Mẹ bầu nên nhớ các xét nghiệm khi mang thai sau ... [xem thêm]

10 điều nên và không nên thực hiện khi mắc đái tháo đường

(57)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

7 cách tận dụng nhạc giảm stress cho bạn một ngày thư thái

(38)
Nếu chọn đúng nhạc giảm stress cho từng hoạt động trong ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy tiếng chuông báo thức quá ám ảnh hay việc nhà thật mệt mỏi. Thay ... [xem thêm]

Chẩn đoán suy tim cách nào?

(66)
Suy tim ở trẻ em thường xảy ra do những khiếm khuyết bẩm sinh ở tim mạch. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể phát triển và có một cuộc sống bình thường nếu ... [xem thêm]

Vô sinh chủ yếu là do đâu?

(53)
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng gặp phải tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh. Tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở các cặp vợ chồng Việt Nam hiện nay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN