8 nguyên nhân gây rụng tóc mà bạn không ngờ tới!

(3.86) - 70 đánh giá

Rụng tóc là tình trạng không chỉ ở người lớn mà còn xảy ra với trẻ em. Vậy những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở trẻ là gì?

Bạn lo lắng vì con hay rụng tóc và sợ rằng bé bị bệnh? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ

Đa số trẻ em 26 tháng tuổi thường bị rụng tóc do một vài chứng bệnh.

Nấm da đầu

Nấm da đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra việc rụng tóc ở trẻ. Đây là một dạng nhiễm trùng do nấm có tính truyền nhiễm, gây ra tổn thương ở từng mảng tóc. Bệnh có thể được điều trị bằng các loại kem hoặc dầu gội chống nấm. Bố mẹ có thể ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách không dùng chung gối, lược và những vật tiếp xúc với da đầu của con.

Tóc rụng từng mảng

Rụng tóc từng mảng là biểu hiện phổ biến của chứng rối loạn tự miễn. Trẻ mắc bệnh này thường bị mất từng mảng tóc nhưng không có dấu hiệu của việc đóng vảy hoặc tóc gãy. Đặc điểm của triệu chứng là việc từng mảng tóc và đôi khi lông mi bị biến mất.

Dù vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, phần lớn trẻ mắc phải đều sẽ mọc tóc trở lại sau một năm hoặc lâu hơn. Chứng rụng tóc từng mảng không lây nhiễm nhưng cũng không thể chữa khỏi một cách triệt để.

Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp ngăn ngừa việc chứng bệnh này phát triển thành totalis. Đây là triệu chứng tóc biến mất hoàn toàn hoặc rụng tất cả những gì liên quan đến lông/tóc như lông mày, lông mi… trên cơ thể.

Rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium)

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do căng thẳng tinh thần sau khi bị cúm, sốt hoặc các bệnh khác. Khi sức khỏe hồi phục và trí óc được thư giãn, tóc con sẽ mọc lại. Giai đoạn tăng trưởng và phục hồi thường mất từ ​​3–6 tháng.

Thiếu vitamin

Thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết cũng dẫn đến chứng rụng tóc. Việc rụng quá nhiều ở trẻ em thường là do thiếu hụt:

  • Vitamin H hay còn được gọi là biotin;
  • Một trong những loại vitamin B;
  • Kẽm;
  • Sắt và thiếu máu gây ra do thiếu sắt.

Vấn đề nội tiết

Ở trẻ em, rụng tóc cũng có thể là do chứng suy giáp, một trạng thái mà hormone tuyến giáp không hoạt động như bình thường trong cơ thể.

Sử dụng thuốc và các trị liệu

Đôi khi chứng rụng tóc là do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh hoặc uống thuốc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hóa trị dẫn đến việc tóc rụng toàn bộ hoặc một phần da đầu. Vài loại thuốc cũng gây rụng tóc tạm thời. Vì vậy, các mẹ hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc mà bé uống.

Các nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý

Chứng nghiện giật tóc

Đây là một tình trạng căng thẳng tinh thần khác khiến các con luôn muốn giật tóc của mình mà không kiềm chế được. Kết quả là tóc của bé dần dần biến mất, đôi khi lông mày và lông mi bị rụng. Tình trạng này thường không có biểu hiện rõ ràng vì đa số trẻ hay kéo tóc vào ban đêm. Các vùng bị ảnh hưởng bởi rụng tóc thường nằm ở phía bé thuận tay.

Chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Đây là một điều hoàn toàn bình thường. Bé thường sẽ chỉ bị rụng trong vài tháng đầu, sau đó tóc sẽ phát triển khỏe mạnh.

Chà xát

Việc ma sát liên tục da đầu với giường hoặc ghế cũng gây ra rụng tóc ở bé. Tình trạng này sẽ dừng lại và tóc sẽ phát triển khi các con bắt đầu biết ngồi.

Rụng tóc do tác động hóa chất hoặc buộc quá chặt

Tóc của trẻ nhỏ thường khá mỏng manh và không chắc khỏe được như người lớn. Đôi khi những hành động như buộc tóc quá chặt hoặc sử dụng hóa chất lên tóc quá nhiều cũng có thể làm hỏng mái tóc của bé.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được phần nào những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc của con để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tổng quan về bệnh đau cơ xơ hóa

(36)
Tìm hiểu chungĐau cơ xơ hóa là bệnh gì?Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi ... [xem thêm]

Uống rượu, bia và hút thuốc có làm tăng huyết áp?

(73)
Bạn không thể luôn luôn đề phòng bệnh cao huyết áp, nhưng việc cai thuốc lá và điều chỉnh lượng thức uống có cồn lại hoàn toàn có thể giúp bạn điều ... [xem thêm]

Nghi ngờ bị nhiễm khuẩn âm đạo? Kiểm tra ngay!

(13)
Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này phát triển khi sự cân bằng của hệ vi khuẩn bên trong âm đạo bị phá vỡ. Mặc ... [xem thêm]

8 bài tập thở giảm mỡ bụng giúp bạn có vòng eo thon thả hơn

(68)
Một vóc dáng lý tưởng với vòng một căng tròn, vòng hai thon gọn và vòng ba săn chắc chính là hình mẫu mà nhiều cô gái hướng đến. Thế nhưng, vì nhiều lý ... [xem thêm]

Điểm danh 10 nghề nghiệp gây hại cho phổi nhất

(96)
Tưởng chừng không hề liên quan nhưng 10 nghề nghiệp sau đây lại nằm trong danh sách “cực hại” cho phổi. Đó là những nghề gì? Chúng tôi bật mí cho bạn ... [xem thêm]

Trị bệnh trào ngược axit cho người bệnh hen suyễn

(17)
Những người bị hen suyễn thường bị trào ngược axit mạn tính gần gấp đôi so với những người không bị hen suyễn và tình trạng này được gọi là bệnh ... [xem thêm]

Hy vọng mới cho bệnh nhân đĩa đệm: Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack

(32)
Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, liệu pháp điều trị tân tiến từ Mỹ nay đã đến Việt Nam. Rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và thoái ... [xem thêm]

7 bài tập aerobic giúp bạn có vóc dáng gọn gàng

(32)
Dạo này bạn không còn mặc vừa những chiếc váy ôm yêu thích? Hãy lên kế hoạch thực hiện các bài tập aerobic trước khi ngậm ngùi cất vào tủ nhé!Các bài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN