8 sự thật về cholesterol không phải ai cũng biết!

(3.82) - 21 đánh giá

Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể, nó có thể cho bạn biết về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Khi nồng độ cholesterol tăng quá cao, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ tăng cao gấp đôi. Hiểu rõ về cholesterol sẽ giúp cho bạn kiểm soát được chúng cũng như phòng ngừa bệnh tim một cách hiệu quả. Dưới đây là 8 sự thật về cholesterol bạn cần biết:

Bạn không thể sống mà không có cholesterol

Cholesterol sinh ra trong cơ thể chúng ta, đối với trẻ sơ sinh sẽ được hấp thu từ sữa mẹ. Thực tế, cholesterol còn được bổ sung vào sữa bột cho trẻ. Cholesterol cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của các hormone và tế bào. Nó cũng tạo nên cấu trúc của tế bào cơ thể và giúp gan tạo các axit cần cho chuyển hóa chất béo trong cơ thể bạn.

Những động mạch bị tắc nghẽn có thể trông giống như bơ

LDL cholesterol từ từ tích tụ trong thành mạch làm tắc nghẽn động mạch, hạn chế sự lưu thông máu và tạo những mảng xơ vữa. Từ đó động mạch dày lên cứng và bắt đầu có màu vàng. Nếu như bạn có thể nhìn vào các động mạch bị tắc nghẽn do cholesterol, bạn sẽ thấy chúng giống như được bao phủ một lớp bơ đông lạnh.

Bạn cũng có thể nhận biết được khi nồng độ cholesterol tăng cao

Bạn thường chỉ biết mình có nồng độ cholesterol cao khi bác sĩ thông báo. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol cao cũng có thể được nhìn thấy một cách rõ qua những nốt màu vàng trên da của bạn được gọi là bệnh u vàng.

Những nốt này có độ lớn khác nhau và được tìm thấy khắp ở cơ thể, bao gồm khuỷu tay, đầu gối và mí mắt. Bệnh u vàng có xu hướng xuất hiện ở người già, những người mắc bệnh đái tháo đường hay người mắc chứng bệnh cao cholesterol trong máu di truyền.

Trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao

Nhiều người nghĩ rằng cholesterol cao chỉ là vấn đề của người lớn tuy nhiên chìa khóa để có mức cholesterol bình thường là bắt đầu tầm soát càng sớm càng tốt. Trẻ em nên bắt đầu được tầm soát trong độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi. Đặc biệt đối với trường hợp của những đứa trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, gia đình có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch hoặc có nồng độ cholesterol cao cần tầm soát từ khi trẻ lên 2 tuổi.

Nam giới có nồng độ cholesterol cao có thể mắc bệnh ung thư tinh hoàn

Ngoài việc gây hại cho tim, cholesterol cao còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có nồng độ cholesterol ở khoảng 270mg/dl hay cao hơn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao gấp 4,5 lần so với những người có nồng độ khoảng 220 hoặc thấp hơn.

Nồng độ cholesterol thấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Ai cũng biết rằng cholesterol cao là không tốt nhưng cholesterol thấp cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên giữ nồng độ cholesterol ở mức 200mg/dl là mức trung bình đối với người lớn. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong cơ thể bạn dưới mức đó, ví dụ như 160mg/dl có thể dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe gồm cả bệnh ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ đẻ non. Cholesterol thấp còn liên quan đến chứng lo âu và trầm cảm.

Tập thể dục làm tăng cholesterol tốt

Các bác sĩ thường khuyên tập thể dục có thể làm giảm nồng độ cholesterol một cách tự nhiên. Tuy vậy, một nghiên cứu mới đây cho biết tập thể dục có thể ảnh hưởng đến cholesterol theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào giới tính và chủng tộc của bạn.

Những người vận động động nhẹ một giờ hay vận động vừa phải nửa giờ một tuần có thể tăng HDL cholesterol tốt cho cơ thể.

Bạn có thể tự bổ sung cholesterol cho cơ thể thông qua ăn uống

Gan sản xuất khoảng 1.000mg cholesterol mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể cung cấp cholesterol cho cơ thể bằng cách ăn một số thực phẩm như thịt đỏ hay trứng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ bổ sung một lượng vừa đủ để tránh tình trạng cholesterol tăng quá cao.

Phía trên là những thông tin cơ bản về giúp bạn hiểu rõ hơn về cholesterol. Bạn nên duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định vì khi cholesterol tăng quá cao hay quá thấp cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Massage dỗ bé yêu ngủ yên cho mẹ thêm nhẹ nhàng

(66)
Cũng như chúng ta, trẻ nhỏ rất thích cảm giác thư giãn khi được massage. Điều này giúp làm dịu đi cơ thể căng thẳng và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Các bé rất ... [xem thêm]

7 cảnh báo sức khỏe từ mái tóc bạn không thể xem thường!

(14)
Bạn sẵn sàng ngồi 2 – 3 tiếng để uốn nhuộm thay đổi kiểu tóc mới, song lại hiếm khi để ý những dấu hiệu bất thường trên mái tóc? Hãy dành ra khoảng ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người già

(83)
Bệnh trầm cảm ở người già cần phải có một kế hoạch điều trị đặc biệt. Tùy vào từng mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều ... [xem thêm]

5 lý do vì sao chị em nên khỏa thân nhiều hơn

(57)
Phụ nữ luôn đẹp, không chỉ những lúc khoác lên người phục trang lộng lẫy mà thậm chí vào những thời điểm khỏa thân, vậy tại sao bạn lại ngại ... [xem thêm]

Bong võng mạc do biến chứng bệnh tiểu đường

(78)
Tìm hiểu chungBệnh bong võng mạc là gì?Bong võng mạc là tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra, có thể dẫn đến mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, tùy ... [xem thêm]

Cảnh giác với biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ

(87)
Ngày nay, để cải thiện vẻ bề ngoài, chị em phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp làm đẹp hiệu quả hoặc nhờ đến sự can thiệp từ dao kéo. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

6 hành vi không tốt của con mà bạn không thể ngó lơ

(17)
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, có 6 vấn đề hành vi nhỏ ở con mà bố mẹ không thể bỏ ... [xem thêm]

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

(55)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN