9 chế độ ăn đặc biệt và 5 lưu ý giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

(4.35) - 33 đánh giá

Tìm hiểu về các chế độ ăn đặc biệt vừa giúp cho những bữa ăn không nhàm chán, vừa bảo vệ sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn.

Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và mong muốn của từng người, các chuyên gia dinh dưỡng đã không ngừng thiết kế các chế độ ăn khác nhau với tên gọi chung là chế độ ăn đặc biệt. Nhờ đó, các bữa ăn dần trở nên đa dạng và đảm bảo sức khỏe.

Nếu bạn đang cảm thấy những bữa ăn hiện tại không đáp ứng được nhu cầu thể chất và tinh thần của mình, hãy tham khảo bài viết dưới đây để chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn nhé!

Chế độ ăn đặc biệt là gì?

Chế độ ăn đặc biệt hiểu đơn giản là chế độ ăn phù hợp nhất với từng cá nhân, giúp tối ưu việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Chế độ ăn đặc biệt được thiết kế dựa vào các yếu tố như:

  • Tuổi tác
  • Các vấn đề sức khỏe
  • Cân nhắc về niềm tin/văn hóa/tôn giáo
  • Dị ứng hoặc không hấp thụ được một số loại thực phẩm nhất định.

5 lưu ý để chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thực tế, không có một chế độ ăn nào là tốt cho tất cả mọi người, nên điều quan trọng nhất bạn cần làm vẫn luôn là tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, 5 yếu tố dưới đây cũng rất đáng cân nhắc trước khi áp dụng một chế độ ăn đặc biệt:

1. Tài chính

Một số chế độ ăn đòi hỏi bạn phải đầu tư kinh phí để mua thực phẩm, dịch vụ hoặc các vật dụng chế biến cần thiết. Vậy nên bạn hãy lên kế hoạch rõ ràng số tiền ít nhất từng tháng mình phải bỏ ra khi áp dụng chế độ nào đó để đảm bảo có đủ chi phí trang trải.

2. Tình trạng sức khỏe

Mỗi chế độ ăn phù hợp với một tình trạng sức khỏe riêng biệt. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất cần thiết, đặc biệt với những người đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, cao huyết áp. Bởi để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, họ cần phải cân nhắc mức độ hấp thụ dinh dưỡng chứ không thể tùy tiện áp dụng bất cứ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào.

3. Thời gian

Hãy ước tính lượng thời gian bạn có thể bỏ ra cho việc mua sắm và nấu nướng. Đặc biệt, nếu bạn là một người bận rộn, bạn nên cân nhắc việc lên kế hoạch chuẩn bị bữa ăn (meal prep) để tiết kiệm công sức.

4. Tìm kiếm sự động viên, hỗ trợ từ người thân và bạn bè

Để có thể duy trì một số chế độ ăn lâu dài đòi hỏi bạn phải rất kỷ luật, bền bỉ, đặc biệt là khi bạn đang trong chế độ ăn kiêng. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ quá trình của mình với một người bạn hoặc một nhóm có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn có thêm động lực để không bỏ cuộc giữa chừng.

5. Lắng nghe cơ thể

Bạn không nhất thiết phải ép buộc bản thân đi theo một kế hoạch ăn lâu dài nếu bạn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không cải thiện, thậm chí đi xuống. Hãy lắng nghe cơ thể của mình, trao đổi với bác sĩ và linh hoạt điều chỉnh thực đơn linh hoạt, hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

9 chế độ ăn đặc biệt phổ biến hiện nay

1. Chế độ ăn lỏng

Chế độ ăn lỏng là chế độ ăn chủ yếu bao gồm chất lỏng hoặc thức ăn mềm tan ở nhiệt độ phòng (chẳng hạn như kem) – dễ tiêu hóa và không để lại chất xơ khó tiêu trong đường ruột của bạn. Chế độ ăn lỏng thường giúp cung cấp đủ nước, duy trì cân bằng điện giải và thường được chỉ định khi:

  • Khó tiêu hóa, nhai nuốt
  • Bị tổn thương đường tiêu hóa
  • Trước hoặc sau một số loại xét nghiệm y tế hoặc phẫu thuật liên quan đến miệng và đường tiêu hóa

Chế độ ăn này thường sẽ được bác sĩ chỉ định trong một thời gian ngắn khoảng từ 5-14 ngày để chữa lành vết thương.

2. Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Đây là chế độ ăn được đánh giá cao bởi nó chứa các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo và calo. Các thức ăn chính chủ yếu là trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, họ phải cắt giảm các thực phẩm có hàm lượng đường cao để ổn định đường huyết trong cơ thể.

3. Chế độ ăn ít Calo

Chế độ ăn ít calo là một trong những chế độ ăn không thể bỏ qua cho người đang cần giảm cân, đặc biệt là người mắc bệnh béo phì hoặc muốn kiểm soát bệnh tiểu đường. Chế độ này sẽ bảo đảm lượng calo nạp vào cơ thể chỉ ở mức 800 calo trở xuống bằng cách cắt giảm thực phẩm có hàm lượng calo cao như bơ, kem và nước ngọt.

4. Chế độ dinh dưỡng giàu calo

Đây là chế độ dinh dưỡng được đánh giá là rất cần thiết cho những bệnh nhân thiếu cân vì nhiều lý do, bao gồm rối loạn ăn uống, một số loại ung thư và cường giáp. Chế độ ăn giàu calo gồm nhiều thức ăn chứa carbohydrate cũng như protein. Đồng thời loại trừ các thực phẩm nhiều chất béo và chiên dầu vì chúng rất khó tiêu hóa và làm mất đi cảm giác thèm ăn.

5. Chế độ ăn ít cholesterol

Trong chế độ ăn đặc biệt này, bạn sẽ phải hạn chế ăn nhiều thức ăn có nhiều chất béo bão hòa. Những thực phẩm này bao gồm thịt bò, thịt lợn, trứng và pho mát để tránh làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Chế độ ăn này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch ở những bệnh nhân bị bệnh tim và xơ vữa động mạch.

6. Chế độ ăn chay

Những người ăn chay hoặc thuần chay tránh hầu hết (hoặc tất cả) thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Có rất nhiều kiểu ăn chay khác nhau như:

  • Kiểu ăn chay Lacto-Ovo: Không ăn thịt hoặc cá nhưng ăn các sản phẩm từ sữa và trứng
  • Kiểu ăn chay Lacto: Không tiêu thụ thịt, cá, hoặc trứng, nhưng ăn các sản phẩm từ sữa
  • Kiểu ăn chay Ovo: Không tiêu thụ thịt, cá, hoặc sữa, nhưng ăn các sản phẩm từ trứng
  • Kiểu ăn thuần chay: Tránh tất cả các sản phẩm và phụ phẩm từ động vật (bao gồm thịt, cá, sữa, trứng, mật ong)

7. Chế độ ăn ít natri

Natri làm cho cơ thể giữ nước, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn. Do đó, những bệnh nhân có vấn đề về tim cũng nên áp dụng chế độ ăn ít natri. Để duy trì chế độ này, bạn không chỉ tránh thêm nhiều muối vào các món ăn mà còn phải tránh các loại thịt hun khói, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm ngâm chua. Những bệnh nhân mắc các bệnh sau đây được khuyến khích tuân theo chế độ ăn ít natri:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim
  • Phù nề
  • Bệnh thận

8. Chế độ dinh dưỡng giàu protein

Chế độ ăn giàu protein đơn giản là bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng và pho mát đều là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Những người với tình trạng sức khỏe sau đây có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt này:

  • Trẻ em chậm lớn
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh nhân trước/sau một số loại phẫu thuật
  • Bệnh nhân bỏng cấp tính
  • Bệnh nhân sốt
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng

9. Chế độ dinh dưỡng ít protein

Một chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu protein như thịt, cá hoặc pho mát đôi khi cần thiết trong những trường hợp sau:

  • Mắc một số bệnh liên quan đến thận
  • Bị dị ứng hoặc không dung nạp một số protein nhất định (ví dụ: người bị bệnh celiac cần áp dụng chế độ ăn kiêng gluten).

Bên cạnh đó, còn rất nhiều chế độ ăn đặc biệt khác mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Hãy nhớ rằng, để đạt được một mục tiêu về sức khỏe, ngoài việc ăn uống, bạn cần phải kết hợp với việc vận động thể chất và duy trì các thói quen sống lành mạnh khác nữa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 lợi ích sức khỏe khi bạn nhai kẹo cao su

(99)
Nhiều người thường nhai kẹo cao su để có hơi thở thơm tho hơn. Đây là thói quen không những giúp bạn tự tin mà còn góp phần cải thiện sức khỏe đấy!Bạn ... [xem thêm]

Một ngày cần bao nhiêu calo để giảm cân?

(35)
Nếu bạn chưa biết một ngày cần bao nhiêu calo để giảm cân thì bài viết sau đây sẽ cho bạn một con số tương đối chính xác và cách đo lường lượng calo ... [xem thêm]

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay

(42)
Mỗi khi thời tiết giao mùa, gia đình bạn sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm do nhiễm khuẩn. Việc xây dựng một chế độ ăn giàu ... [xem thêm]

3 mẹo đơn giản giúp các bà nội trợ nhận biết dầu ăn độc hại

(32)
Dầu ăn độc hại được xem là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch ở nước ta. Trước thực trạng dầu kém chất lượng bày ... [xem thêm]

Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông

(62)
Bụng bia làm cho các quý ông cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn, kém hấp dẫn hơn trong những bộ vest. Chỉ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và luyện ... [xem thêm]

Bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe?

(80)
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới lành mạnh, bạn sẽ có xu hướng kết hợp với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, ... [xem thêm]

5 cách làm sữa đậu xanh giàu dinh dưỡng

(94)
Sữa đậu xanh vừa thanh mát vừa mang lại lợi ích sức khỏe nên là món đồ uống thích hợp để cả nhà giải nhiệt những ngày nắng nóng. Bạn có thể học ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm tốt cho xương ai cũng nên biết!

(77)
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu muốn cơ thể khỏe mạnh cũng như xương chắc khỏe, bạn nên ăn các loại thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN