Ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

(4.34) - 88 đánh giá

Nhiều phụ nữ xem thịt nướng là món khoái khẩu vì sự thơm ngon của nó. Tuy nhiên, ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn không là điều nhiều người còn băn khoăn.

Những món ăn được chế biến bằng cách nướng thường đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng. Do đó, các món nướng rất được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khuyên mẹ bầu không nên ăn đồ nướng vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ăn thịt nướng khi mang thai liệu có an toàn hay không?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt nướng trong thời gian mang thai miễn là thịt đã được chế biến cẩn thận, chín kỹ. Tránh ăn những miếng thịt chỉ mới chín tái vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Thêm vào đó, nếu thai phụ muốn ăn thịt nướng, thì thịt cần được nướng lâu hơn bình thường.

Chế biến món ăn ở nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, listeria, salmonella và một số vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn khác.

Các biện pháp giúp bà bầu ăn thịt nướng an toàn khi mang thai

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp giảm nguy cơ gặp phải các mối nguy hiểm về sức khỏe khi ăn thịt nướng:

  • Tuyệt đối không ăn thịt chưa chín
  • Rửa tay sạch sau mỗi lần chạm vào thịt sống
  • Hãy để thịt sống và thịt chín ở những nơi tách biệt
  • Rã đông thịt đúng cách
  • Nướng thịt chín đều, không dùng thịt đã bị cháy khét bởi nó có thể tiềm ẩn các loại độc chất nguy hiểm như PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) hay HCA (Heterocyclic amine) là nguyên nhân gây ung thư
  • Đảm bảo rằng những món ăn như salad, thức ăn vặt, sữa chua… phải được giữ lạnh. Đừng ăn nếu những món ăn này đã ở dưới ánh mặt trời quá lâu
  • Bọc thức ăn bằng giấy bạc để tránh khói và than bám vào thịt
  • Nên ăn nhạt, không chấm quá nhiều nước sốt hoặc dùng loại sốt cay. Điểm này cần lưu ý đặc biệt cho mẹ ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ
  • Không nên ăn quá nhiều để tránh việc tăng cân ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Bỏ túi 3 lợi ích của việc ăn thịt nướng khi mang thai

Ăn thịt nướng đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe trong thời gian mang thai. Không chỉ giàu protein, thịt nướng còn là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.

1. Giàu protein

Thịt nạc là một trong những loại thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe. Thịt được chế biến bằng phương pháp này sẽ giữ lại được các protein cần thiết trong thời gian mang thai. Protein giúp tạo ra các tế bào mới, giúp các mô trong cơ thể luôn duy trì ở tình trạng tốt nhất. Không những vậy, nó còn giúp tổng hợp các protein mới để các chức năng của cơ thể hoạt động trơn tru. Thịt nướng và những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác giúp đảm bảo sức khỏe của thai nhi và giúp quá trình mang thai diễn ra an toàn.

2. Việc ăn thịt nướng khi mang thai cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết

Phương pháp nướng giúp giữ lại các khoáng chất và vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong thực phẩm. Thiamin (vitamin B1) và riboflavin (vitamin B2) là những vitamin quan trọng được giữ lại trong thịt. Những vitamin này giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi nướng củ quả, chất sắt trong đó sẽ được giữ lại. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

3. Kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể

Bạn cần phải điều chỉnh lượng chất béo hấp thụ trong suốt thời kỳ mang thai nhằm kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể. Bởi lẽ, việc dư thừa chất béo không tốt cho quá trình sinh nở cũng như khiến mẹ phải vất vả hơn trong hành trình lấy lại vóc dáng sau sinh. Khi nướng, chất béo trong thịt thường có xu hướng chảy ra, do đó thịt còn giữ lại rất ít chất béo. Như thế, việc ăn thịt nướng không những kiểm soát được các vấn đề về cân nặng mà còn bổ sung những vi chất quan trọng cho thai kỳ.

Nếu là một tín đồ của món thịt nướng, mẹ bầu không nên bỏ qua những lưu ý trong bài đọc trên, đồng thời chỉ nên dùng có chừng mực để đảm bảo sức khỏe cho bản thân lẫn bé cưng nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bí quyết giúp bạn có giấc ngủ ngon trong những tháng cuối của thai kỳ

(32)
Bạn đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ? Như vậy là bạn đã sắp hoàn thành cuộc hành trình của mình rồi. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu một số bí ... [xem thêm]

Tìm hiểu để trị bệnh chàm dễ hơn, xóa đi sự khó chịu về bệnh

(65)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa

(21)
Tình trạng thiếu chất khoáng tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe.Dưới đây bạn ... [xem thêm]

Không còn mù mờ về xét nghiệm HIV

(87)
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Virus này có tên HIV do nó gây nhiễm trùng và phá hủy hệ ... [xem thêm]

9 tác hại của máy lạnh đối với sức khỏe của cả gia đình

(61)
Máy điều hòa nhiệt độ (hay còn gọi là máy lạnh) dường như trở thành vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của máy lạnh mà bạn ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống dinh dưỡng dành cho giáo viên

(61)
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11 đang sắp đến gần, Hello Bacsi sẽ mách nhỏ cho các thầy cô giáo biết những thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng giúp hỗ ... [xem thêm]

Người bị viêm đường ruột nên ăn và kiêng ăn gì?

(65)
Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường ruột (IBD) như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hay viêm túi thừa, bác sĩ có thể đưa ra một chế độ ăn gọi ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng sa tử cung sau sinh

(37)
Tình trạng sa tử cung (sa dạ con) sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động cũng như khả năng sinh con sau này của phụ nữ nếu không được cải thiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN