Bà bầu nên ăn gì để có đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?

(3.89) - 49 đánh giá

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai đang đi làm là câu hỏi phổ biến của nhiều người. Những thực phẩm dinh dưỡng nào là tốt cho bà bầu trong thời gian này? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn cần được chăm sóc đặc biệt với một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất dành riêng cho phụ nữ mang thai. Đây là một phần quan trọng để bạn có sức khỏe thai kỳ tốt. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Trái cây, rau quả, thực phẩm giàu tinh bột, protein là những thực phẩm dinh dưỡng cần có trong những tháng thai kỳ.

Bà bầu nên ăn gì? Hãy bổ sung những trái cây hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể

Ăn nhiều trái cây và rau củ quả rất cần thiết, vì chúng cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ cho hệ tiêu hóa và có thể giúp ngừa táo bón khi mang thai.

Mẹ bầu nên ăn ít nhất 5 phần các loại trái cây và rau mỗi ngày. Đó có thể là trái cây, rau củ tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc nước ép. Hãy luôn rửa trái cây tươi và rau quả một cách cẩn thận trước khi dùng.

Tìm hiểu thêm: 11 loại trái cây tuyệt vời dành cho mẹ bầu

Thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)

Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng. Chúng bao gồm bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, cơm, mì ống, mì, ngô, kê, yến mạch, khoai mỡ và bột ngô. Nếu bạn thích ăn khoai tây chiên thì chỉ nên cho vào đó ít muối và đường.

Những thực phẩm không đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết chỉ nên chiếm 3 phần trên tổng số thực phẩm mà bạn ăn. Thay vì tinh chế thức ăn tinh bột, bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm khác có hàm lượng chất xơ cao hơn như mì ống, gạo lứt.

Bà bầu nên ăn gì để an thai? Đó là những thực phẩm giàu protein

Những loại thực phẩm sau là những loại thực phẩm giàu protein cần thiết trong thai kỳ:

  • Đậu
  • Trứng
  • Thịt
  • Gia cầm
  • Quả hạch

Bạn hãy chọn thịt nạc gia cầm đã loại bỏ da và khi chế biến hãy cố gắng không cho thêm chất béo hoặc dầu. Hãy chắc chắn rằng trứng, thịt gia cầm, bánh mì kẹp thịt, xúc xích và toàn bộ các món thịt đều được nấu chín kỹ. Bạn nên kiểm tra kỹ để không còn phần thịt màu hồng và nước dùng nấu ra cũng vậy.

Mẹ bầu nên ăn hai phần cá mỗi tuần, nên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá mòi hoặc cá thu. Có một số loại cá mà bạn nên tránh ăn khi mang thai hoặc dự định có thai như cá kiếm.

Khi đang mang thai, bạn nên tránh ăn nhiều hơn hai loại cá béo mỗi tuần, chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá trích vì nó có thể chứa các chất độc có hại.

Sữa là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai

Nếu băn khoăn không biết bà bầu nên ăn gì để an thai thì hãy bổ sung sữa và các chế phẩm liên quan nhé. Bởi chúng có chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác mà mẹ và bé đều cần.

Bạn hãy chọn loại ít béo, chẳng hạn như sữa tách kem, sữa chua ít chất béo, ít đường và phô mai ít béo. Nếu bạn lựa chọn các sản phẩm thay thế như sữa đậu nành và sữa chua, nên chọn loại giàu canxi nhưng không đường.

Thay thế bằng các thức ăn ăn nhẹ lành mạnh trong thời kỳ mang thai

Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn chính, cố gắng không ăn đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo hoặc đường. Thay vào đó, hãy chọn một thứ gì đó tốt cho sức khỏe hơn như bánh mì với phô mai, giăm bông nạc, cá ngừ nghiền, cá hồi, cá mòi với salad, rau xà lách, cà rốt, cần tây hoặc dưa chuột.

Mẹ bầu nên tránh những thực phẩm có nhiều chất béo, đường

Chuyện cân nhắc bà bầu không nên ăn gì khi mang thai cũng rất quan trọng. Theo đó, thức ăn ngọt và đồ uống thường chứa hàm lượng calorie cao khiến bạn tăng cân. Đồng thời, việc dùng thức ăn ngọt và một số loại đồ uống có thể dẫn đến sâu răng.

Có rất nhiều calorie trong chất béo nên việc ăn quá nhiều thức ăn béo hoặc ăn chúng quá thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Thực phẩm có nhiều chất béo, đường hoặc cả hai bao gồm: bơ, dầu, sốt trộn salad, kem, chocolate, khoai tây chiên giòn, bánh quy, bánh ngọt, pudding, thức uống có gas.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu cần làm gì khi thèm ăn vặt trong thai kỳ?

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điểm cộng và trừ của việc ru con ngủ bằng tiếng ồn trắng

(41)
Tiếng ồn trắng là biện pháp được sử dụng để giúp con yêu ngủ ngon hơn vào mỗi đêm khi những biện pháp khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Trẻ sơ ... [xem thêm]

Mách bạn cách thụ thai nhanh khi kinh nguyệt không đều

(76)
Cách thụ thai nhanh khi kinh nguyệt không đều là vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Nguyên do là hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ gặp ... [xem thêm]

Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe từ thịt cá hồi

(84)
Trước nay, thịt cá hồi vẫn luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhất trên thế giới. Thịt cá hồi tự nhiên có lợi ích to ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi khi mang thai

(43)
Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ.Khó ... [xem thêm]

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

Thuật thôi miên có chữa nghiện thuốc lá?

(100)
Việc từ bỏ hút thuốc đôi khi là một thử thách cam go. Nhưng đây lại là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của mình. Hút thuốc ... [xem thêm]

Tập luyện cường độ cao khiến phụ nữ khó mang thai

(50)
Bạn đang tìm cách cải thiện sức khỏe cùng khả năng sinh sản của mình và nhận được nhiều lời khuyên rằng hãy chăm chỉ tập thể dục? Bạn có biết việc ... [xem thêm]

Bí quyết pha sữa bột cho bé đúng cách

(10)
Chúng tôi chia sẻ kiến thức về sữa bột cho bé, bao gồm lượng sữa bé cần, cách pha sữa bột và những lưu ý khác để bạn dành cho con sự chăm sóc tốt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN