Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng berberine?

(4.29) - 50 đánh giá

Berberine là một chất thuộc loại hữu cơ, có màu vàng, vị chua, có chứa chất đạm, được dùng nhiều trong nền y học Trung Hoa và Hindu. Chúng ta có thể tìm thấy berberine ở những bộ phận như phần đầu rễ, thân rễ và vỏ thân cây của các loại cây như mao lương hoa vàng, hoàng liên Trung Quốc, cây nho Oregon, nhân sâm hoặc cây nghệ. Bên cạnh đó, chất này còn được dùng như một loại thuốc nhuộm nhờ màu vàng của nó.

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng berberine

Trường hợp người dùng dị ứng berberine

Không nên sử dụng berberine cho bệnh nhân bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc hay các loại cây có chứa chất này như mao lương hoa vàng, hoàng liên Trung Quốc, cây nho Oregon, nhân sâm, cây nghệ và các cây thuộc họ hoàng mộc. Người bị dị ứng sẽ có các biểu hiện như nôn mửa, ngứa ngáy và cảm giác muốn ngất xỉu.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Do thiếu những bằng chứng khoa học về mức độ bảo đảm an toàn nên berberine không được khuyến khích sử dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Các nghiên cứu sơ bộ trên người cho thấy, berberine có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, gây sẩy thai hoặc gia tăng cơn gò tử cung.

Berberine còn có thể gây ra kernicterus (tổn thương não) ví dụ như bệnh thoái hóa não khi sử dụng cho trẻ sơ sinh mắc chứng vàng da.

Các tác dụng phụ của berberine

Theo các báo cáo y khoa, berberine có thể mang đến các tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, tăng huyết áp, suy hô hấp và dị cảm (cảm giác bất thường như tê liệt hoặc ngứa ran). Tuy nhiên, những tài liệu về bằng chứng lâm sàng của các tác dụng phụ này không thường gặp. Những triệu chứng hiếm gặp khác có thể xảy ra bao gồm đau nhức đầu, kích ứng da, đỏ bừng mặt, nhịp tim chậm.

Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng chất này một cách thận trọng nếu thời gian dùng thuốc kéo dài hơn 8 tuần do hệ vi khuẩn đường ruột có thể thay đổi về mặt lí thuyết.

Bệnh nhân tiểu đường khi dùng thuốc cần hết sức cẩn thận vì các nghiên cứu trên cả người và động vật đều cho thấy berberine có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tương tự, sử dụng berberine có thể gây ảnh hưởng và hạ huyết áp của bệnh nhân huyết áp thấp. Trong trường hợp người dùng mắc các bệnh tim mạch như chứng suy tim xung huyết, berberine có thể gây rối loạn nhịp thất.

Dù chưa có những nghiên cứu chuyên sâu ở người nhưng trên mặt lí thuyết, chất này có thể gây chậm trễ trong việc vận chuyển các chất tại ruột non hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu.

Berberine còn có thể sảy thai, kích ứng mắt hoặc thận, viêm thận, khó thở, các triệu chứng giống cúm, chóng mặt, hôn mê hoặc nhiễm độc gan.

Những bệnh nhân bị suy giảm bạch cầu (số lượng bạch cầu giảm một cách bất thường) cũng nên lưu ý khi sử dụng berberine, tránh làm gia tăng các triệu chứng suy giảm bạch cầu.

Khi áp dụng phương pháp tiêm dưới da, berberine có thể khiến sắc tố da ở cánh tay tăng cao. Vì vậy, khi dùng cho bệnh nhân bị phơi nhiễm cao với ánh nắng phải đặc biệt thận trọng. Họ có thể sẽ chịu một vài tác dụng phụ do tác động độc hại của ánh sáng gây ra.

Tránh dùng cho trẻ sơ sinh vì nguy cơ gia tăng bilirubin (sắc tố vàng da cam) tự do, bệnh vàng da, và bệnh kernicterus (não bị tổn thương do trẻ sơ sinh mắc chứng vàng da mức độ nặng). Bác sĩ khuyến cáo việc dùng thuốc berbrine cho trẻ phải thật thận trọng vì hiện nay vẫn chưa có đầy đủ những thông tin an toàn về thuốc).

Liều lượng dùng berberine cho từng đối tượng cụ thể

Đối với người lớn (từ 18 tuổi trở lên)

Dù đã tiến hành hàng loạt các nghiên cứu về berberine, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra liều dùng phù hợp việc sử dụng chất này đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, berberine vẫn có thể xem như an toàn khi dùng với liều lượng 2 g mỗi ngày, kéo dài trong 8 tuần.

  • Đối với trường hợp tăng cholesterol trong máu, bác sĩ khuyến cáo dùng 0,5 g berberine 2 lần mỗi ngày trong vòng 3 tháng;
  • Trường hợp mắc tiêu chảy nhiễm trùng có thể dùng liều duy nhất 400 mg berberine sulfate;
  • Bệnh nhân mắc suy giảm tiểu cầu có thể sử dụng berberine bisulfate 5 mg, 3 lần mỗi ngày (nên dùng trước bữa ăn 20 phút), liên tiếp 15 ngày;
  • Khi được tiêm vào tĩnh mạch, trong vòng 30 phút, berberine có thể truyền đi với tốc 0,2 mg/kg mỗi phút. Tuy nhiên, phương pháp tiêm chỉ nên sử dụng nếu có sự giám sát của chuyên gia y tế có kinh nghiệm bao gồm cả dược sĩ;
  • Đối với bệnh đau mắt hột, có thể nhỏ thuốc berberine 0,2% trong 8 tuần.

Đối với trẻ nhỏ (dưới 18 tuổi)

Chưa có một kết quả cụ thể nào về liều lượng hiệu quả khi dùng cho trẻ. Tuy nhiên, berberine có thể được sử dụng để trị tiêu chảy trong vòng 6 ngày đối với những trẻ khỏe mạnh từ khoảng 2 tháng tuổi.

Việc sử dụng berberine đòi hỏi có sự hướng dẫn từ bác sĩ cũng như sự cảnh giác của người bệnh. Hãy sử dụng chúng một cách hợp lý để đạt được kết quả trong quá trình điều trị nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bất ngờ về tác dụng của các loại đậu với sức khỏe của bé

(44)
Đậu là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé, thế nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về tác dụng của các loại đậu.Đậu là loại ... [xem thêm]

Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao báo hiệu điều gì?

(47)
Bạch cầu hay còn gọi là các tế bào máu trắng là một phần trong hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và các căn bệnh ... [xem thêm]

15 phút tập luyện dành cho những ai lười đi phòng gym

(33)
Cơ thể bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn thư giãn ... [xem thêm]

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

(62)
Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có ... [xem thêm]

Tại sao nữ giới bị đau khi quan hệ tình dục?

(57)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đau khi quan hệ tình dục không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc yêu, mà lâu dần sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy ... [xem thêm]

Cách chọn sữa rửa mặt theo mỗi loại da

(27)
Sữa rửa mặt tốt và phù hợp là bước đầu tiên của việc chăm sóc da. Bên cạnh việc loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hay ngăn tình trạng bít lỗ chân lông (mà ... [xem thêm]

Tìm hiểu mức độ an toàn của việc đặt vòng tránh thai sau sinh

(87)
Các mẹ vừa sinh luôn bận rộn chăm sóc cho thành viên mới trong gia đình mình và muốn dành mọi quan tâm cho bé trong những năm đầu đời. Trong giai đoạn này, ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục trên giường bạn có thể thực hiện mỗi sáng

(23)
Bạn muốn tập thể dục nhưng mỗi sáng chẳng thể chiến thắng cảm giác lười biếng và cơn buồn ngủ? Hãy tập thể dục trên giường!Tập luyện thể thao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN