Bạn nên ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt?

(3.87) - 86 đánh giá

Ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt? Thực phẩm có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt mạnh mẽ. Vậy khi bị trễ kinh nên uống gì hoặc ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt?

Nhiều người thường thắc mắc ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt hay làm cách nào để ra kinh nguyệt sớm hơn và tìm kiếm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù có rất nhiều quan điểm theo kinh nghiệm thực tế nhưng hầu như chưa có bằng chứng khoa học về cơ chế tác động của những phương pháp đó. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 loại thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm hơn để bạn chủ động trong mọi kế hoạch của mình.

Bạn có thể đọc thêm bài viết sau: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không?

Từ kinh nghiệm thực tế, một số loại thực phẩm tự nhiên có thể giúp bạn có kinh sớm hơn. Tuy không có bằng chứng khoa học về cơ chế tác động nhưng bạn ít khi gặp phải những rủi ro nghiêm trọng nếu thử sử dụng chúng.

1. Ăn gì để kinh nguyệt ra nhanh: Thực phẩm giàu vitamin C

Một số người cho rằng ăn lượng lớn thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bạn ra hành kinh sớm. Điều này có thể là do tác dụng của vitamin C đối với nồng độ của estrogen và progesteron, những hormone đóng vai trò vào chu kỳ kinh nguyệt.

Lượng vitamin C khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là 60mg. Nếu bạn muốn bổ sung thêm vitamin C thì cũng đừng nên dùng quá liều quy định.

Nếu bị trễ kinh nên uống gì? Bạn hãy thử tăng cường uống nước cam, nước ép bưởi hoặc ăn những thực phẩm giàu vitamin C như:

  • Rau có lá màu xanh đậm như rau bó xôi, cải xoăn
  • Trái cây thuộc họ cam như cam, quýt, bưởi…
  • Các loại rau họ cải như bông cải xanh…

2. Ăn gì để nhanh ra kinh nguyêt? Đừng bỏ qua quả dứa (thơm)

Dứa rất giàu bromelain, một loại enzyme mà nhiều người tin rằng có ảnh hưởng đến estrogen và nhiều hormone khác.

Có nghiên cứu cho thấy bromelain có thể giúp giảm viêm. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng giúp đỡ trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt bất thường liên quan đến tình trạng viêm.

Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học chắc chắn cho việc bổ sung dứa hoặc bromelain sẽ giúp kinh nguyệt nhanh ra.

3. Trễ kinh làm sao để có lại? rau mùi tây

Theo dân gian, rau mùi tây có tác dụng kích thích chu kỳ kinh nguyệt. Trong rau mùi tây lá thẳng và lá xoăn có chứa apiol và myristicin giúp tử cung co bóp nhẹ. Một vài phụ nữ cho biết uống trà có chiết xuất từ rau mùi tây sẽ đem lại hiệu quả.

Lượng rau mùi tây bạn nên dùng hàng ngày là 6g lá khô, đun sôi với 150ml nước.

4. Trễ kinh làm sao để có lại? Tăng cường sử dụng nghệ

Pha một muỗng bột nghệ vào một cốc nước sôi và uống hai lần một ngày có thể giúp kinh nguyệt đến nhanh, có khi sớm hơn đến 10 ngày trước ngày hành kinh theo đúng lịch.

5. Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Dùng gừng

Trà gừng là một trong những loại thảo dược giúp kích thích kinh nguyệt mạnh mẽ nhưng không giống như mùi tây, gừng có thể gây ra một vài tác dụng phụ vì nó có tính axit. Trường hợp bạn bị trễ kinh lâu, hãy kết hợp gừng và mùi tây. Gừng được cho là giúp tăng nhiệt xung quanh tử cung, thúc đẩy sự co bóp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân trễ kinh qua bài viết: Tìm hiểu 7 nguyên nhân trễ kinh khiến phái nữ lo lắng.

Ăn gì để kinh nguyệt ra nhanh? Bạn có thể dùng gừng dưới dạng trà hoặc nước gừng tươi (tỷ lệ 2 gừng : 1 nước) uống với một ít mật ong, nên uống mỗi buổi sáng khi bụng đói trước vài ngày kinh nguyệt bình thường diễn ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu sự thật về bệnh bạch biến có lây không

(34)
Có khoảng 1% dân số thế giới mắc phải tình trạng bạch biến. Người bệnh sẽ có những mảng da bị mất sắc tố, trở nên sáng màu hơn vùng da bình thường ... [xem thêm]

Đi tìm câu trả lời cho việc sỏi thận nên ăn gì

(70)
Người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì là những vấn đề mà người bệnh thường thắc mắc. Nếu có chế độ ăn uống không hợp lý, bạn có thể khiến ... [xem thêm]

11 cách phòng ngừa suy thận không phải ai cũng biết

(33)
Mục đích chung của các biện pháp phòng ngừa suy thận là tập trung vào việc ngăn chặn ngay từ đầu những yếu tố nguy cơ gây phát sinh bệnh, ví dụ như đái ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu và em bé

(83)
Ngày nay, càng nhiều mẹ bầu lựa chọn gây tê ngoài màng cứng như một phương pháp giảm đau khi chuyển dạ. Phương pháp này đem lại hiệu quả giảm đau đáng ... [xem thêm]

Trẻ bị dị ứng thời tiết, “có kiêng có lành” mẹ ơi!

(49)
Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, mắt đỏ hoặc ngứa. Phòng tránh cho con ngay từ đầu là bước quan trọng để bảo vệ ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

(52)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

Bị run tay chân, dùng thảo dược Câu đằng liệu có khỏi?

(45)
Khi các bác sĩ Tây y đã lắc đầu “Chứng run chân tay không có thuốc đặc trị, khó chữa lắm…”, người bệnh khắc khoải tìm đến liệu pháp Đông y. Từ ... [xem thêm]

Những lầm tưởng về protein mà ai cũng nghĩ mình đúng

(93)
Protein là chất nền cơ bản để cấu tạo nên cơ bắp, da và nội tạng của con người. Protein giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng như chất béo, chất khoáng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN