Cứng lưỡi

(4.17) - 18 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cứng lưỡi là bệnh gì ?

Người bị tật cứng lưỡi khi họ không thể phát âm vì cử động lưỡi bị hạn chế. Bệnh này rất phổ biến, còn được biết đến với tên Ankyloglossia.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cứng lưỡi là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh cứng lưỡi bao gồm:

  • Lưỡi hình chữ V hoặc hình trái tim ở đầu lưỡi;
  • Con bạn không thể đưa lưỡi đến nướu răng hàm trên;
  • Bé không thể đưa lưỡi chạm vòm miệng;
  • Bé khó di chuyển lưỡi sang hai bên hoặc nâng lưỡi lên răng hàm trên.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Con bạn có dấu hiệu của tật cứng lưỡi và có một số vấn đề, chẳng hạn như khó khăn khi bú. Trẻ có tật cứng lưỡi không thể mở miệng đủ rộng để ngậm bắt vú đúng cách;
  • Nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ cho rằng tiếng nói của bé có thể bị ảnh hưởng bởi tật cứng lưỡi. Trẻ em bị tật này gặp sự cố khi phát âm một số phụ âm như ‘t’, ‘d’, … ;
  • Con bạn gặp khó khăn trong ăn uống, nói do các vấn đề về lưỡi.

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây bệnh cứng lưỡi ?

Phanh lưỡi là dải mô kết nối lưỡi và sàn miệng. Ở những người bị cứng lưỡi, dải này quá ngắn và dày làm hạn chế chuyển động của lưỡi. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp của cứng lưỡi có liên quan nhất định đến yếu tố di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh cứng lưỡi ?

Cứng lưỡi là dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ lớn, ảnh hưởng từ 4-11% trẻ sơ sinh và phổ biến hơn ở các bé trai. Bệnh đôi khi ảnh hưởng bé trong ăn uống, gây khó khăn khi ngậm bắt vú.

Cứng lưỡi xảy ra ở cả trẻ nhỏ và trẻ lớn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cứng lưỡi?

Hiện tại, các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra bệnh vẫn chưa rõ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ các mẹ sử dụng cocain trong quá trình mang thai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 3,5 lần so với bình thường.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dủng để chẩn đoán bệnh cứng lưỡi ?

Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chỉ chẩn đoán bệnh nếu:

  • Con bạn gặp khó khăn trong khi ăn;
  • Con bạn có thể khó khăn khi phát âm các phụ âm như “t”, “d”, “z”, “s”, “th” và “l”, đặc biệt khi cuộn lưỡi để phát âm “r”;
  • Người mẹ cần gặp chuyên gia từ 2-3 lần để giúp bé bú;

Bác sĩ thường chẩn đoán cứng lưỡi thông qua khám lâm sàng. Khi chẩn đoán tật cứng lưỡi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể xem xét :

  • Đầu lưỡi khi trẻ khóc;
  • Nếu trẻ có vấn đề với việc ăn, bác sĩ sẽ quan sát buổi ăn của bé.

Ở trẻ lớn hơn, các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra lưỡi khi nâng lên, kiểm tra độ mềm mại và độ dài của phanh lưỡi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cứng lưỡi ?

Nếu con bạn bị cứng lưỡi nhẹ, bé không cần phải điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi khi bé lớn và khoang miệng phát triển hơn. Đối với những mức độ nặng hơn, con bạn cần được phẫu thuật. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

  • Cắt hãm lưỡi: trong phương pháp điều trị này, bác sĩ cắt đi phần mỏng nhất của thắng lưỡi để đầu lưỡi di chuyển tự do. Nếu con bạn có vấn đề khi học nói, bé sẽ cần đến phẫu thuật này. Ở trẻ lớn (lớn hơn sáu tuần tuổi), bác sĩ có thể phẫu thuật ngoại trú bằng cách gây tê tại chỗ;
  • Tạo hình hãm lưỡi: phẫu thuật này sẽ cắt và loại bỏ hãm lưỡi. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu vết thương lại. Nếu thắng lưỡi dày và có nhiều mạch máu, con bạn cần thực hiện phẫu thuật bằng cách gây tê tại chỗ hoặc toàn thân.

Với trẻ vài tháng tuổi, bác sĩ có thể tách hãm lưỡi mà không cần bất kỳ thuốc gây mê (thuốc giảm đau) hoặc thuốc gây tê lưỡi cục bộ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cứng lưỡi?

Bạn nên kiểm tra độ chính xác trong cách phát âm từ của bé để phát hiện dấu hiệu của cứng lưỡi. Nếu nhận thấy có bất thường trong việc phát âm, sau khi vết thương phẫu thuật lành, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa chữa tật nói để sửa đổi cách phát âm. Bạn nên cho trẻ thực hành các bài tập cơ lưỡi như liếm môi trên, chạm đầu lưỡi vào khẩu cái cứng và các cử động sang hai bên để tăng cường chuyển động lưỡi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm gan cấp

(92)
Tìm hiểu chungBệnh viêm gan cấp là gì?Viêm gan cấp là tình trạng viêm cấp tính của gan, thường do nhiễm virus nhưng cũng có các nguyên nhân khác gây ra bao gồm ... [xem thêm]

Thoái hóa điểm vàng do tuổi

(42)
Tìm hiểu chungThoái hóa cơ do tuổi là bệnh gì?Thoái hóa cơ do tuổi là một tình trạng ở mắt thường gặp có thể dẫn đến mất thị lực và hay xảy ra ở ... [xem thêm]

Tăng sản thượng thận bẩm sinh

(92)
Tìm hiểu chungTăng sản thượng thận bẩm sinh là bệnh gì?Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh là tình trạng một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng ... [xem thêm]

Nốt ruồi

(80)
Nốt ruồi là một đám tăng sắc tố ở da. Đa phần nốt ruồi là tự nhiên nhưng cũng có trường hợp nốt ruồi xuất hiện sau này, tại những vùng da phơi sáng ... [xem thêm]

Bệnh não

(78)
Tìm hiểu chungBệnh não là gì?Bệnh não đề cập đến bất kỳ bệnh lý thoái hóa của bộ não, thường được phân loại thành:Bệnh lý tuần hoàn có ảnh ... [xem thêm]

Co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)

(83)
Tìm hiểu chungCo thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay) là bệnh gì?Co thắt Dupuytren là một tình trạng ảnh hưởng đến bàn tay. Khi mắc bệnh, mô bên dưới ... [xem thêm]

Nhịp nhanh thất

(92)
Tìm hiểu về nhịp nhanh thấtNhịp nhanh thất là gì?Nhịp nhanh thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không ... [xem thêm]

Thoái hóa đốt sống cổ

(73)
Hầu hết trường hợp, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống cổ bị thoái hóa. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN