Bệnh da do tiểu đường

(4.29) - 61 đánh giá

Bệnh da do tiểu đường có biểu hiện là những vùng da teo, nhỏ, hình tròn, có màu nâu trên cẳng chân của bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da không có triệu chứng và không cần điều trị, nhưng có liên quan với các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn khác.

1. Bệnh da do tiểu đường là gì?

Bệnh da tiểu đường là bệnh da phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Từ “bệnh da” dùng để chỉ tất cả các bệnh biến chứng và vấn đề về da xảy ra với bệnh tiểu đường. Chúng còn được gọi là mảng sắc tố trước cẳng chân hoặc đốm cẳng chân.

2. Đối tượng mắc bệnh da do tiểu đường

Có đến 50% bệnh nhân tiểu đường có thể có hoặc từng có bệnh da tiểu đường. Bạn có nguy cơ cao bị bệnh da tiểu đường nếu kiểm soát kém bệnh tiểu đường hoặc có bệnh tiểu đường từ 10–20 năm và trên 60 tuổi. Chúng xuất hiện sau chấn thương ở những người không bị tiểu đường.

Mặc dù phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi, bệnh da do tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường ở bất kỳ độ tuổi, chủng tộc hoặc giới tính. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cẳng chân nhưng cũng có thể xuất hiện trên đùi, cẳng tay và hai bên bàn chân của bạn.

3. Các triệu chứng của bệnh da tiểu đường

Ban đầu bệnh da tiểu đường sẽ xuất hiện dưới dạng các mảng da nhiều màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm hoặc màu hồng đến đỏ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Các mảng da thường bị bong tróc nhẹ.
  • Chúng có thể có hình bầu dục hoặc hình tròn.
  • Các miếng da có thể lõm nhẹ nếu bị lâu ngày, được gọi là teo.
  • Có thể có nhiều nốt và sẽ bao phủ một vùng lớn.

Các mảng da hiếm khi châm chích, ngứa da, rát, trở thành vết loét hở hoặc đau. Ở một số người bị bệnh da tiểu đường, những mảng da này trông giống như đồi mồi.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh da tiểu đường

Tổn thương da tiểu đường sẽ xuất hiện thường xuyên hơn sau khi chấn thương trong khu vực mà bạn nhìn thấy chúng nhiều nhất, nhưng không có lý do cụ thể. Lý do là tình trạng bệnh lý này đều liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần kinh xảy ra khi một người bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân cũng được cho là xảy ra khi có sự rò rỉ nhỏ các sản phẩm máu từ mạch máu vào da và cũng có thể có những thay đổi trong các mạch máu nhỏ nuôi da.

5. Làm thế nào để kiểm soát bệnh da tiểu đường?

Theo thời gian, bệnh da do tiểu đường sẽ tự biến mất nhưng có thể mất một thời gian dài. Điều tốt nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể làm là ngăn chặn bệnh da tiểu đường xảy ra bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu. Bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh sẽ được cải thiện.

Bạn có thể giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát bằng cách ăn chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe. Bạn cũng nên đảm bảo giữ da ẩm, đặc biệt là những vị trí bệnh da tiểu đường xuất hiện và đảm bảo rằng bạn không làm tổn thương khu vực đó.

Mặc dù bệnh da do biến chứng tiểu đường là vô hại, bạn nên để cho bác sĩ kiểm tra để chắc chắn rằng đây là các tổn thương của bệnh da tiểu đường chứ không phải bệnh lý khác.

Giang Lê | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng bỏ qua chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ

(50)
Làm thế nào để chữa bệnh táo bón cho con? Ngoài hỗ trợ hệ tiêu hóa, chất xơ có tác dụng dinh dưỡng như thế nào đối với trẻ nhỏ?Chế độ dinh dưỡng ... [xem thêm]

4 điều bí ẩn về đồng hồ sinh học của cơ thể mà bạn cần biết

(11)
Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và tránh xa ánh đèn khi ngủ là rất quan trọng, vì đồng hồ sinh học có thể bị tác động bởi ánh sáng nhân tạo xung quanh ... [xem thêm]

Hiện tượng ù tai: Triệu chứng của nhiều bệnh bạn không thể bỏ qua

(15)
Hiện tượng ù tai xảy ra khi bạn nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ trong tai. Tình trạng ù tai không chỉ đơn giản là khiến bạn khó chịu, nghe kém, ảnh hưởng ... [xem thêm]

Bật mí 5 lý do bạn nên cần đai đỡ bụng bầu

(100)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

6 lợi ích khi bạn sử dụng thực phẩm bổ sung collagen

(70)
Một trong những nguyên nhân làm da bị lão hóa là do collagen trong cơ thể sản sinh ngày càng ít. Để tăng cường khả năng sản sinh collagen trong da, chúng ta cần ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về vắc xin ngừa phế cầu synflorix

(88)
Synflorix là một loại vắc xin ngừa phế cầu khuẩn chiết xuất từ 10 loại vi khuẩn streptococcus pneumoniae để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.Vắc ... [xem thêm]

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em

(17)
Tìm hiểu chungHen phế quản là bệnh gì?Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào ... [xem thêm]

Rau đay có tác dụng gì? 10 công dụng tuyệt vời cho người lớn và trẻ em

(94)
Rau đay có tác dụng gì? Dù là loại rau phổ biến, rẻ tiền nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả người lớn và trẻ em.Ở nhiều địa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN