Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)

(3.68) - 81 đánh giá

Tìm hiểu chung

Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) là gì?

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là một khuyết tật tim, trong đó xuất hiện lỗ thông giữa các buồng bên phải và bên trái của tim, ngoài ra các van kiểm soát dòng chảy của máu giữa các buồng tim có thể không được hình thành chính xác. Tình trạng này còn được gọi là khiếm khuyết ống tâm nhĩ thất (ống AV) hoặc khiếm khuyết cơ tim. Nó là một trong các khuyết tật tim bẩm sinh di truyền trong gia đình tương đối phổ biến.

Trong khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất, máu lưu thông một cách bất thường, có thể chứa lượng oxy thấp hơn bình thường và lượng máu thừa có thể chảy vào phổi. Lượng máu dư thừa này được bơm vào phổi khiến tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Tùy thuộc vào loại cấu trúc không được hình thành một cách chính xác mà hai loại khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất phổ biến có thể xảy ra:

  • Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất hoàn toàn
  • Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất một phần hoặc không đầy đủ

Thông thường, cả hai loại khiếm khuyết trên đều cần được phẫu thuật.

Mục đích của điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)

Mục đích điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là để đóng lỗ thông trên vách ngăn giữa các buồng tim với một hoặc hai miếng vá. Các miếng vá sau này sẽ ở lại trong tim vĩnh viễn và trở thành một phần của vách ngăn khi lớp lót của tim phát triển đè lên trên chúng.

Khi nào bạn cần điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)?

Phẫu thuật này được thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe của bạn và cấu trúc cụ thể của khiếm khuyết. Nếu có thể, phẫu thuật nên được thực hiện trước khi có tổn thương vĩnh viễn đến phổi do quá nhiều máu được bơm vào phổi.

Thận trọng

Trước khi thực hiện điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD), bạn cần biết gì?

Bạn sẽ được thực hiện phẫu thuật nếu bác sĩ đánh giá các tình trạng sức khỏe và cấu trúc khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất đủ điều kiện. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)?

Bạn hoặc con bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Những điều bạn cần làm như:

  • Viết ra các triệu chứng bạn hoặc con bạn đã trải qua.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin và chất bổ sung bạn đang sử dụng.
  • Ghi lại thông tin y tế quan trọng, bao gồm các tình trạng khác.
  • Ghi lại các thông tin cá nhân chính, bao gồm mọi thay đổi gần đây hoặc những căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
  • Tìm hiểu xem gia đình bạn có tiền sử bệnh tim hay không.

Bạn hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian thăm khám với bác sĩ và đảm bảo bạn có được tất cả các câu trả lời quan trọng. Một số câu hỏi cơ bản bạn nên hỏi bác sĩ bao gồm:

  • Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn hoặc của con bạn là gì?
  • Bạn cần được làm các xét nghiệm nào và có cần chuẩn bị gì đặc biệt không?
  • Các lựa chọn điều trị nào bác sĩ có thể đề nghị?
  • Làm thế nào để kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác khi bị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất?

Ngoài các câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt các câu hỏi khác trong cuộc hẹn.

Quy trình thực hiện điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) như thế nào?

Thời gian thực hiện phẫu thuật khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất một phần: thời gian phục hồi thông thường sau khi phẫu thuật tương đối ngắn, hầu hết người bệnh được ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt trong 1-2 ngày và xuất viện về nhà trong vòng 4-5 ngày sau khi phẫu thuật.

Khiếm khuyết vách nhĩ thất hoàn toàn: phẫu thuật khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất hoàn toàn thường phức tạp hơn và có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác làm quá trình hậu phẫu có thể bị kéo dài. Đặc biệt, sự hiện diện của sức cản mạch phổi cao trước khi phẫu thuật, có thể cần sử dụng máy trợ giúp thông khí một thời gian dài và liều lượng thuốc cao hơn, để giúp tim làm việc tốt sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, các vấn đề với van tim hai lá bị rò rỉ, đường máu lưu thông ra khỏi tâm thất trái quá hẹp hoặc vấn đề với hệ thống điện của tim thường gặp hơn sau khi thực hiện các phẫu thuật loại này. Hầu hết người bệnh cần 2-4 ngày trong phòng chăm sóc biệt sau khi phẫu thuật khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất hoàn toàn và thời gian nằm viện kéo dài từ 5-7 ngày. Theo một số báo cáo, khoảng 90% người sống sót sau khi thực hiện loại phẫu thuật này.

Cách thực hiện phẫu thuật khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất được điều trị bằng phẫu thuật phục hồi các khiếm khuyết. Cho đến khi phẫu thuật được thực hiện, tình trạng này có thể được quản lý bởi:

  • Thuốc. Nhiều người bệnh với một kênh AV cuối cùng cần phải dùng thuốc để giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn. Các loại thuốc có thể được kê toa bao gồm:
    • Digoxin. Thuốc này giúp tăng cường cơ tim, cho phép tim làm việc hiệu quả hơn.
    • Thuốc lợi tiểu. Sự cân bằng nước trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng khi tim không hoạt động tốt nhất có thể. Thuốc lợi tiểu giúp thận loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
    • Thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế men chuyển angiotensin). Thuốc này làm giãn mạch máu, giúp tim dễ dàng bơm máu đi khắp nơi trong cơ thể.
  • Dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ sơ sinh có thể trở nên mệt mỏi khi cho ăn và có thể không ăn đủ để tăng cân. Các lựa chọn để đảm bảo em bé có đủ dinh dưỡng bao gồm:
    • Sữa công thức có hàm lượng calo cao hoặc sữa mẹ. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng đặc biệt vào sữa công thức hoặc sữa mẹ để làm tăng lượng calo trong mỗi khẩu phần ăn, điều này cho phép trẻ bú ít hơn nhưng vẫn tiêu thụ đủ lượng calo để phát triển đúng cách.
    • Bổ sung thức ăn qua ống. Thức ăn được cho qua một ống nhỏ (đi qua mũi, xuống thực quản và vào trong dạ dày) có thể bổ sung hoặc thay thế cho việc bú bình của trẻ. Trẻ sơ sinh có thể bú một phần sữa từ bình, phần còn lại có thể được cho qua ống cho ăn. Trẻ sơ sinh quá mệt và không thể bú bình có thể dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thông qua ống cho ăn.
  • Kiểm soát nhiễm trùng. Người bệnh bị một số khuyết tật tim nhất định có nguy cơ phát triển nhiễm trùng các van tim được gọi là viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây ra. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho bác sĩ rằng bạn có khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất, để bác sĩ có thể xác định một liều thuốc kháng sinh (nếu cần) trước bất kỳ thủ thuật chính nào.

Để ngăn ngừa tổn thương phổi do có quá nhiều lưu lượng máu và tăng áp suất phổi, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để phục hồi lỗ hở và khiếm khuyết van. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ đề nghị khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật, dựa trên các kết quả xét nghiệm siêu âm tim và/hoặc các kết quả xét nghiệm đặt ống thông tim.

Trong quá trình phẫu thuật để đóng một khiếm khuyết vách ngăn liên thất, một miếng vá tổng hợp được làm từ chất liệu giống như polyester gọi là dacron thường được sử dụng. Đối với các khuyết tật vách ngăn nhĩ thất, lỗ thông thường được đóng lại bằng một miếng đệm màng ngoài tim, làm từ màng bao phủ bề mặt bên ngoài của tim. Van được phục hồi bằng cách chuyển đổi van ba lá bất thường thành van hai lá khi bác sĩ khâu khe hở (vết cắt trong các lá van). Bạn sẽ được gây mê toàn thân khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật

Nếu khiếm khuyết tim được phục hồi thành công, bạn có thể sẽ sống bình thường và không có giới hạn hoạt động nào.

Tuy nhiên, bạn hoặc con bạn sẽ cần được chăm sóc theo dõi suốt đời với bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn kiểm tra theo dõi 1 lần/năm hoặc thường xuyên hơn nếu có các vấn đề, chẳng hạn như vẫn còn van tim bị rò rỉ. Bạn cần chú ý và chăm sóc đặc biệt trong khoảng thời gian làm các thủ thuật, kể cả phẫu thuật không liên quan đến tim.

Bạn hoặc con bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa trước khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa và phẫu thuật khác nếu:

  • Vẫn còn các khuyết tật tim sau khi phẫu thuật
  • Ghép van tim nhân tạo
  • Nhận vật liệu nhân tạo trong khi phục hồi tim

Bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn lớp niêm mạc của tim (viêm nội tâm mạc). Nhiều người đã thực hiện phẫu thuật phục hồi khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất không cần thêm phẫu thuật nào. Tuy nhiên, một số biến chứng, chẳng hạn như rò rỉ van tim, có thể cần điều trị.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)?

Sau khi được phẫu thuật và nằm viện (thường là 5-7 ngày), bạn cần được bác sĩ theo dõi tình trạng, bác sĩ sẽ cung cấp các khuyến cáo cho việc chăm sóc theo dõi hậu phẫu, bao gồm:

  • Chăm sóc vết thương trong thời gian bạn hồi phục
  • Chế độ dinh dưỡng tốt để giúp tăng cân
  • Vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa các nhiễm trùng
  • Chế độ tập luyện phù hợp để có được sức khỏe tốt

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các biến chứng & tác dụng phụ

Bạn có thể gặp các biến chứng nào sau khi điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)?

Nếu trẻ sơ sinh đã tiến hành phẫu thuật khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất nhưng không được chữa khỏi, chúng có thể có những biến chứng suốt đời. Phổ biến nhất của các biến chứng này là van hai lá bị rò rỉ. Đây là khi van hai lá không đóng đúng cách làm cho máu chảy ngược qua van. Van hai lá bị rò rỉ có thể làm cho tim phải làm việc vất vả hơn để có đủ lượng máu cho phần còn lại của cơ thể. Van hai lá bị rò rỉ có thể phải được phục hồi bằng phẫu thuật.

Các tác dụng phụ khi thực hiện điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) là gì?

Mức độ hoạt động, thèm ăn và tăng trưởng có khả năng bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn sau khi điều trị, nhưng mọi việc sẽ sớm trở lại bình thường ở hầu hết người bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Viêm màng bồ đào

(53)
Tìm hiểu chungBệnh viêm màng bồ đào là gì?Viêm màng bồ đào là bệnh viêm sưng và phá hủy mô mắt. Người nhiễm bệnh này sẽ bị viêm lớp giữa của mắt ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

Nhiễm vi khuẩn Salmonella

(65)
Tìm hiểu chungNhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm ... [xem thêm]

Hội chứng chuyển hóa

(13)
Định nghĩaHội chứng chuyển hóa là gì?Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột ... [xem thêm]
Đang tải ...

Gãy xương mác

(26)
Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Nếu xương chày to hơn và chịu phần lớn trọng lực cơ thể thì xương mác là xương nhỏ hơn và ... [xem thêm]

Hội chứng Marfan

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng Marfan là gì?Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – các sợi hỗ trợ, kết nối cơ quan và các ... [xem thêm]

Viêm tá tràng

(49)
Tìm hiểu chungViêm tá tràng là bệnh gì?Viêm tá tràng là tình trạng viêm xảy ra ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Viêm niêm mạc tá tràng có thể gây ra đau ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn

(98)
Tìm hiểu chungUng thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là bệnh gì?Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là một loại ung thư vú bắt đầu trong các tuyến sản xuất ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...