Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P1)

(4.05) - 71 đánh giá

Các bệnh lý tuyến giáp được xem là nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu. Việc làm xét nghiệm tuyến giáp trong giai đoạn đầu thai kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị là điều vô cùng cần thiết.

Bướu giáp trong thai kỳ là một rối loạn khá thường gặp. Các mẹ bị bướu giáp trong lúc mang thai có thể truyền sang cho con. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng thêm. Do đó, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về các loại rối loạn của tuyến giáp trong thai kỳ để có biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình chữ H nằm ở trước cổ của bạn bên dưới sụn giáp của thanh quản (phần sụn to nhất nhô ra). Tuyến giáp dài khoảng 5 cm và nặng chưa đến 28g. Tuyến giáp sản xuất, dự trữ và giải phóng hormone vào trong máu. Các loại hormone mà tuyến giáp tiết ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào trong cơ thể.

Có hai loại hormone chính mà tuyến giáp tiết ra, gọi là T3 và T4. Các loại hormone này giúp cho sự phát triển của não, điều hòa nhịp độ chuyển hóa của cơ thể và các chức năng chính khác. Nồng độ các loại hormone tuyến giáp tăng lên gọi là tình trạng cường giáp và nếu nồng độ đó giảm xuống thì gọi là nhược giáp.

Rối loạn tuyến giáp khá là khác nhau ở mỗi người, nó có thể thay đổi từ dạng bướu cổ đơn giản, vô hại không cần phải điều trị cho đến tình trạng rối loại giải phóng hormone tuyến giáp bất thường gây tác động xấu lên cơ thể của cả mẹ bầu và thai nhi. Dạng rối loạn này nếu như không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư đe dọa đến tính mạng.

Tác động của rối loạn tuyến giáp trong thai kỳ

Rối loạn tuyến giáp trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Rối loạn tuyến giáp thường gặp ở hầu hết phụ nữ ở trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp còn có thể gặp trong giai đoạn hậu sản và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe. Cụ thể, bệnh tác động đến sự phát triển về tâm thần vận động của con bạn ngay từ lúc nhỏ.

Có hai loại hormone chính liên quan đến tình trạng rối loạn này trong thai kỳ, một là hCG (human chorionic gonadotropin) và hai là estrogen. Hai loại hormone này làm tăng nồng độ của hormone tuyến giáp. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ cung cấp hormone tuyến giáp cho thai nhi thông qua nhau thai. Khi thai kỳ tiến triển vào khoảng tuần 12, tuyến giáp của bé sẽ bắt đầu hoạt động để tự duy trì chức năng của nó.

Cường giáp trong thai kỳ

Trong cơ thể chúng ta, hệ miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy vậy, khi bệnh tự miễn xảy ra chẳng hạn như bệnh Graves (bướu giáp độc tự miễn), hệ miễn dịch sẽ tự đi tấn công các tế bào trong cơ thể, gọi là tự miễn, rồi tiêu diệt luôn bản thân nó.

Bệnh Graves là một loại bệnh mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên tuyến giáp, làm cho tuyến giáp bị kích thích và tăng tiết hormone tuyến giáp, gây nên tình trạng cường giáp. Tình trạng này hiếm gặp và thường xảy ra ở nửa sau tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân của sự rối loạn này là:

Bệnh Graves

Đây là một dạng bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công vào tuyến giáp, làm cho cơ quan này phải sản sinh ra nhiều T4 (thyroxine) hơn. Thyroxine là một loại hormone bình thường được tuyến giáp tiết ra.

Nhân độc giáp

Các hạch nhân sẽ phát triển bên trong tuyến giáp và bắt đầu tiết ra hormone tuyến giáp, do đó làm mất cân bằng nội tiết trong bạn.

Viêm giáp bán cấp

Tình trạng viêm của tuyến giáp làm cho cơ quan này giải phóng ra nhiều hormone hơn. Sự rối loạn chức năng của tuyến yên hoặc các tế bào ung thư phát triển bên trong tuyến giáp cũng sẽ làm tăng tiết loại hormone này.

Để yên tâm về tuyến giáp khi mang thai, bạn cần phải kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu đều đặn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự chuẩn bị và điều trị kịp thời nhé!

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Collagen và những điều cần biết

(40)
Càng lớn tuổi, lượng collagen càng mất đi khiến làn da chúng ta lão hóa nhanh chóng. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có nhiệm vụ duy trì độ đàn ... [xem thêm]

Tiên lượng sống cho người bệnh lupus ban đỏ

(43)
Đối với nhiều người, khi được chẩn đoán mắc bệnh lupus, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu là: “Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?”.Lupus ban ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(51)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Cách để bạn giữ vững tinh thần khi biết tin vợ mắc ung thư vú

(34)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]
Đang tải ...

Áp lực công việc: Bạn chiến đấu hay bỏ chạy?

(47)
Đối mặt với áp lực công việc, bạn có thể muốn “bỏ chạy” khi cảm thấy mình quá lao tâm và lao lực. Thế nhưng, nếu bạn đủ dũng cảm ở lại ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội

(98)
Hiện nay, nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh nội tiết ngày một tăng cao. Trong số nhiều bệnh viện, Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những ... [xem thêm]

Được gì và mất gì nếu bạn muốn sinh con thứ ba?

(91)
Nếu chỉ có một đứa con, mọi việc sẽ trở nên thật dễ dàng, bạn có thể dành hết mọi tình thương, thời gian cũng như tất cả những điều tốt nhất cho ... [xem thêm]

Những điều cần biết về quy trình xét nghiệm vú

(98)
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy e ngại và không muốn đi khám hoặc xét nghiệm lâm sàng vú. Tuy nhiên, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, xét nghiệm ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...