Sỏi tuyến nước bọt

(3.85) - 50 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sỏi tuyến nước bọt là gì?

Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi xuất hiện, dòng chảy của nước bọt vào miệng có thể bị tắc. Sỏi thường được gọi là sỏi ống nước bọt và chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi trung niên. Bệnh này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho các ống dẫn nước bọt bị tắc. Các tuyến dưới hàm nằm ở sàn miệng thường bị ảnh hưởng bởi sỏi. Ít gặp hơn là tình trạng sỏi ảnh hưởng đến tuyến mang tai, nằm bên trong má hoặc các tuyến nằm dưới lưỡi. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này có nhiều sỏi. Do sỏi ống nước bọt thường gây đau miệng, cả bác sĩ và nha sĩ đều có thể giúp chẩn đoán tình trạng này. Mặc dù tình trạng này hiếm gây ra các vấn đề nghiêm trọng và thường có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn vẫn có thể đến bệnh viện nếu cần thiết.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sỏi tuyến nước bọt là gì?

Khi sỏi hình thành, không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng đạt được kích thước đủ lớn làm tắc ống, nước bọt chảy ngược lại vào tuyến, gây đau và sưng. Triệu chứng chính của sỏi ống nước bọt là đau ở mặt, miệng hoặc cổ, đặc biệt trở nên tồi tệ hơn trước hoặc trong bữa ăn. Do tuyến nước bọt sản xuất nước bọt để tạo điều kiện cho quá trình ăn, khi nước bọt không thể chảy qua một ống dẫn, nó chảy ngược lại và ở trong tuyến, gây sưng và đau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sỏi tuyến nước bọt?

Nguyên nhân chính gây bệnh là khi một số chất hình thành trong nước bọt chẳng hạn như canxi phosphat và canxi cacbonat có thể kết tinh và hình thành sỏi. Kích thước của chúng có thể dao động từ vài mm đến hơn 2 cm. Khi những viên sỏi làm tắc ống dẫn nước bọt, nước bọt tích tụ trong tuyến làm cho chúng sưng lên.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh sỏi tuyến nước bọt?

Sỏi tuyến nước bọt là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng tới mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi tuyến nước bọt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi tuyến nước bọt, chẳng hạn như:

  • Dùng thuốc ví dụ như các loại thuốc huyết áp và thuốc kháng histamine, chúng làm giảm lượng nước bọt được các tuyết tiết ra;
  • Bị mất nước, vì điều này làm cho nước bọt cô đặc hơn;
  • Không ăn đủ thực phẩm gây ra sự sụt giảm trong sản xuất nước bọt.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sỏi tuyến nước bọt?

Trước hết, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ khám đầu và cổ để kiểm tra các tuyến nước bọt bị sưng và sỏi ống nước bọt.

Các xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp chẩn đoán chính xác hơn vì bác sĩ có thể tìm thấy và nhìn ra các viên sỏi, kích thước và vị trí của chúng. X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) mặt là một vài xét nghiệm hình ảnh có thể được yêu cầu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sỏi tuyến nước bọt?

Việc điều trị đối với sỏi ống nước bọt liên quan đến các phương pháp loại bỏ sỏi. Bác sĩ hay nha sĩ có thể đề nghị bạn hút các giọt nước chanh không đường và uống nhiều nước. Mục đích là để gia tăng sản xuất nước bọt và đẩy sỏi ra khỏi ống dẫn. Bạn cũng có thể di chuyển sỏi bằng cách sử dụng nhiệt và nhẹ nhàng mát xa khu vực bị ảnh hưởng. Các bước bạn có thể làm ở nhà gồm:

  • Uống nhiều nước;
  • Sử dụng chanh không đường để làm tăng nước bọt;
  • Những cách khác để loại bỏ sỏi:
  • Mát xa tuyến với nhiệt. Bác sĩ hay nha sĩ có thể đẩy sỏi ra khỏi các ống dẫn;
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để lấy hòn sỏi ra;
  • Một điều trị mới hơn sử dụng sóng sốc để phá vỡ sỏi thành miếng nhỏ là một lựa chọn khác;
  • Nội soi tuyến nước bọt có thể chẩn đoán và điều trị sỏi ở các ống dẫn tuyến nước bọt bằng cách sử dụng máy ảnh thu nhỏ và các dụng cụ;
  • Nếu sỏi gây nhiễm trùng hay tái phát thường xuyên, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ tuyến nước bọt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sỏi tuyến nước bọt?

Bạn có thể hạn chế diễn tiến bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày;
  • Mát xa tuyến nước bọt sau bữa ăn để làm sạch tuyến;
  • Tìm cách chữa trị hiệu quả đối với các rối loạn tự miễn;
  • Ngậm kẹo chua;
  • Sử dụng thuốc kháng histamine theo toa thay vì các thuốc tự mua.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu máu cơ tim cục bộ

(38)
Thiếu máu cơ tim cục bộ được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch, chiếm 40% trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Căn ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh

(11)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)

(31)
Định nghĩaSARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) là bệnh gì?Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần ... [xem thêm]

Nhiễm nấm Cryptococcus

(82)
Định nghĩaNhiễm nấm Cryptococcus là bệnh gì?Nhiễm nấm Cryptococcus là bệnh lý gây ra khi hít các bào tử nấm Cryptococcus neoformans. Người bình thường khỏe mạnh ... [xem thêm]

Viêm kết mạc cấp tính

(96)
Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu như mỗi người không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Bệnh thường xảy ra do bị ... [xem thêm]

Bệnh dẹt chỏm xương đùi

(89)
Tìm hiểu chungBệnh dẹt chỏm xương đùi là gì?Bệnh dẹt chỏm xương đùi là một điều kiện xảy ra khi các đầu xương đùi, gọi là bóng, không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạch cầu cấp

(22)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu cấp là gì?Bệnh bạch cầu cấp là ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống mạch bạch huyết. Khi bạn bị bệnh bạch ... [xem thêm]

Kiết lỵ

(79)
Tuy được xếp vào nhóm bệnh phổ biến nhưng kiết lỵ là gì, nguy hiểm ra sao không phải là điều ai cũng biết. Điều này khiến người bệnh chậm trễ trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN