Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tăng tiểu cầu nguyên phát

(3.67) - 75 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát là gì?

Tăng tiểu cầu nguyên phát là một rối loạn đông máu gây ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu. Bệnh còn được gọi là tăng tiểu cầu căn bản.

Tủy xương là mô xốp bên trong xương, chứa các tế bào sản xuất như:

  • Các tế bào hồng cầu (RBC) vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng
  • Các tế bào bạch cầu (WBC), giúp cơ thể chống nhiễm trùng
  • Các tiểu cầu có chức năng đông máu

Số lượng tiểu cầu cao có thể làm cho cục máu đông phát triển tự phát. Thông thường, máu bắt đầu đông lại để ngăn chặn sự mất máu lớn sau khi bị thương. Tuy nhiên, ở những người bị tăng tiểu cầu nguyên phát, cục máu đông có thể hình thành đột ngột và không có lý do rõ ràng.

Sự đông máu bất thường có thể gây nguy hiểm. Các cục máu đông có thể chặn dòng máu đến não, gan, tim và các cơ quan quan trọng khác.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tăng tiểu cầu nguyên phát là gì?

Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể gây ra các triệu chứng hoặc không. Các triệu chứng xuất hiện là do sự tắc nghẽn mạch máu bởi cục máu đông và có thể bao gồm:

  • Da bàn tay, bàn chân đỏ và ấm, thường đau rát (đau đỏ đầu chi)
  • Ngứa và có cảm giác bất thường ở đầu ngón tay, bàn tay và bàn chân
  • Đau ngực
  • Mất thị lực hoặc nổ đom đóm mắt
  • Đau đầu
  • Yếu ớt
  • Chóng mặt
  • Chảy máu, thường nhẹ (ví dụ như chảy máu cam, dễ bầm tím, rỉ máu nhẹ từ nướu hoặc chảy máu trong đường tiêu hóa)

Lách và gan có thể sưng to nhưng thường không đủ để gây ra các triệu chứng.

Những người lớn tuổi có thể có các bệnh gây tổn thương mạch máu như tiểu đường và huyết áp cao, có nguy cơ cao bị biến chứng do cục máu đông như cơn thiếu máu thoáng qua, đột quỵ và đau tim.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát?

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu, dẫn đến đông máu bất thường. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này không rõ. Theo Quỹ Nghiên cứu MPN, khoảng một nửa số người bị tăng tiểu cầu nguyên phát có đột biến ở gen Janus kinase 2 (JAK2). Gen này chịu trách nhiệm tạo ra protein thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia tế bào.

Khi số lượng tiểu cầu quá cao do một bệnh hoặc tình trạng cụ thể, nó được gọi là tăng tiểu cầu thứ phát hoặc phản ứng. Tăng tiểu cầu nguyên phát ít phổ biến hơn tăng tiểu cầu thứ phát. Một dạng tăng tiểu cầu khác rất hiếm gặp là tăng tiểu cầu di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng tiểu cầu nguyên phát?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng tiểu cầu nguyên phát như:

  • Giới tính nữ
  • Tuổi trên 50

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng tiểu cầu nguyên phát?

Bác sĩ trước tiên sẽ thực hiện khám sức khỏe và hỏi về bệnh sử. Hãy chắc chắn đề cập đến các vấn đề như truyền máu, nhiễm trùng và các thủ thuật y khoa mà bạn đã có trong quá khứ. Hãy nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc theo toa, thuốc không theo toa (OTC) và các chất bổ sung mà bạn đang dùng.

Nếu nghi ngờ tăng tiểu cầu nguyên phát, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm máu có thể bao gồm:

  • Công thức máu toàn phần (CBC). CBC đo số lượng tiểu cầu trong máu.
  • Phết máu. Xét nghiệm kính phết máu để kiểm tra tình trạng của tiểu cầu.
  • Xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm này giúp xác định tình trạng di truyền có phải là nguyên nhân gây ra số lượng tiểu cầu cao hay không.

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể bao gồm hút tủy xương để kiểm tra tiểu cầu dưới kính hiển vi. Quy trình này bao gồm lấy mẫu mô tủy xương ở dạng lỏng, thường được lấy từ ​​xương ức hoặc xương chậu.

Bạn rất có thể được chẩn đoán tăng tiểu cầu nguyên phát nếu bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân gây ra số lượng tiểu cầu cao.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu cầu nguyên phát?

Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nguy cơ phát triển cục máu đông.

Bạn có thể không cần điều trị nếu không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ nào. Thay vào đó, bác sĩ có thể cẩn thận theo dõi tình trạng của bạn. Điều trị có thể được khuyến cáo cho các đối tượng:

  • Trên 60 tuổi
  • Người hút thuốc lá
  • Có các bệnh trạng khác như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch
  • Có tiền sử chảy máu hoặc cục máu đông

Điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc aspirin liều thấp không cần toa (Bayer) có thể làm giảm cục máu đông.
  • Các thuốc kê toa có thể làm giảm nguy cơ đông máu hoặc giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương.
  • Lọc bỏ bớt tiểu cầu. Thủ thuật này giúp loại bỏ tiểu cầu trực tiếp từ máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tăng tiểu cầu nguyên phát?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng tăng tiểu cầu nguyên phát:

  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol và các tình trạng như tiểu đường có thể giúp giảm nguy cơ đông máu. Bạn có thể làm điều này bằng cách tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ đông máu.
  • Uống tất cả các loại thuốc theo quy định.
  • Tránh dùng các thuốc không cần toa hoặc thuốc cảm lạnh, điều này làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tránh các môn thể thao hoặc các hoạt động đối kháng làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Nhanh chóng thông báo bất kỳ tình trạng chảy máu bất thường hoặc các triệu chứng của cục máu đông cho bác sĩ.
  • Trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nha khoa hoặc phẫu thuật nào, hãy đảm bảo nha sĩ hoặc bác sĩ biết về các loại thuốc bạn có thể sử dụng để giảm lượng tiểu cầu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter)

(37)
Tìm hiểu chungViêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh gì?Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) ... [xem thêm]

Rụng tóc

(71)
Tìm hiểu chungRụng tóc là bệnh gì?Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không ... [xem thêm]

Tăng sản nội mạc tử cung

(60)
Tìm hiểu chungTăng sản nội mạc tử cung là bệnh gì?Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung hay lớp niêm mạc tử cung trở nên quá dày vì ... [xem thêm]

Chứng ăn vô độ

(14)
Tìm hiểu chungChứng ăn vô độ là bệnh gì?Chứng ăn vô độ là bệnh rối loạn ăn uống đặc trưng bởi tình trạng thường xuyên ăn uống vô độ và sau đó ... [xem thêm]
Đang tải ...

Polyp tử cung

(41)
Tìm hiểu chungPolyp tử cung là bệnh gì?Polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội ... [xem thêm]

Viêm niệu đạo do lậu

(57)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo do lậu là bệnh gì?Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến ... [xem thêm]

Hội chứng ống trụ

(41)
Định nghĩaHội chứng ống trụ là bệnh gì?Hội chứng ống trụ là tình trạng dây thần kinh trụ tại khuỷu tay bị tổn thương khi có áp lực đè lên nó. Dây ... [xem thêm]

Loạn dưỡng mỡ

(64)
Tìm hiểu chungLoạn dưỡng mỡ là bệnh gì?Loạn dưỡng mỡ xảy ra khi có vấn đề về cách cơ thể tiêu thụ và dự trữ chất béo. Bệnh này không phải là ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...