Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Thông liên thất (VSD)

(3.51) - 75 đánh giá

Tìm hiểu chung

Thông liên thất (VSD) là bệnh gì?

Thông liên thất, hay còn gọi là VSD, là dạng phổ biến nhất của dị tật bẩm sinh của tim.

Hai tâm thất là hai ngăn ở dưới của tim và được phân cách bởi vách ngăn. Phía bên trái của tim thường bơm với áp lực mạnh và máu có ít oxy hơn bên phải. Thông liên thất là một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất. Thông liên thất làm cho máu ở cả hai bên trộn lẫn với nhau, làm cho máu đi nuôi cơ thể mang ít oxy hơn.

Dị tật lớn có thể gây suy tim do tim không bơm đủ máu. Ở trẻ em, nếu dị tật ở gần van động mạch chủ, có thể gây tổn hại cho van khi trẻ lớn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thông liên thất (VSD) là gì?

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của thông liên thấp:

  • Mệt mỏi, khó thở (đặc biệt khi làm việc nặng) hoặc đau ngực;
  • Trở nên xanh xao vì máu đi đến da chứa ít oxy hơn;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Khó tăng cân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tùy vào độ tuổi, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Ở trẻ em, bạn nên cho bé khám bác sĩ ngay nếu bé dễ mệt mỏi, khó thở khi ăn, khi chơi hoặc bé không tăng cân.

Ở độ tuổi lớn hơn, bạn nên khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau: khó thở khi hoạt động nặng hay khi bạn nằm xuống, nhịp tim nhanh hoặc không đều bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra thông liên thất (VSD)?

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi còn trong bụng mẹ, hai tâm thất của bé dính liền vào nhau, sau đó vách ngăn được hình thành. Nếu quá trình hình thành vách ngăn có vấn đề, một lỗ hở sẽ xuất hiện, đây chính là thông liên thất.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải thông liên thất (VSD)?

Dị tật tim bẩm sinh khá phổ biến nên ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thông liên thất (VSD)?

VSD di truyền trong gia đình và đôi khi xảy ra cùng lúc với các bệnh di truyền khác, chẳng hạn như hội chứng Down. Nếu bạn đã có con bị dị tật tim, nhân viên tư vấn về di truyền có thể trao đổi với bạn về nguy cơ bé tiếp theo mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thông liên thất (VSD)?

Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám sức khỏe và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc đo điện tâm đồ và loại trừ khả năng mắc các bệnh khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thông liên thất (VSD)?

VSD thường tự đóng lại hoặc được đóng lại bằng cách phẫu thuật khi còn nhỏ, nhưng cũng có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Những người có dị tật nhỏ hoặc dị tật đã được đóng lại thường sẽ không bao giờ có triệu chứng và không cần điều trị. Nếu dị tật kéo dài bạn sẽ cần phải được điều trị. Nếu không có bệnh về tim nào khác, khắc phục thông liên thất cho phép bạn có tuổi thọ và cuộc sống bình thường.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thông liên thất (VSD)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến thông liên thất:

  • Dùng thuốc như chỉ định;
  • Đi khám bác sĩ nếu bạn có triệu chứng thông liên thất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Mất thính lực

(27)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

Trực khuẩn mủ xanh

(32)
Tìm hiểu chungTrực khuẩn mủ xanh là gì?Trực khuẩn mủ xanh là một nhóm vi khuẩn có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, là nguyên nhân chính gây ra ... [xem thêm]

Hội chứng Banti

(38)
Tìm hiểu chungHội chứng Banti là gì?Lách là cơ quan dạng tuyến lớn, nằm phía trên bên trái của bụng, là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu trước khi sinh, ... [xem thêm]

U hạt vành

(54)
Định nghĩaU hạt vành là bệnh gì?U hạt vành là bệnh ngoài da mãn tính. Đặc trưng của bệnh này là trên da sẽ xuất hiện những đốm vành đỏ hình nhẫn. ... [xem thêm]
Đang tải ...

Hội chứng Stockholm

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stockholm là gì?Hội chứng Stockholm là một tình trạng tâm lý, xảy ra khi một nạn nhân bị bắt cóc phát triển cảm xúc tích cực về ... [xem thêm]

Hội chứng Filippi

(10)
Tìm hiểu chungHội chứng Filippi là gì?Hội chứng Filippi là một rối loạn di truyền rất hiếm gặp biểu hiện ngay từ khi mới sinh ra (bẩm sinh). Đặc trưng của ... [xem thêm]

Viêm âm hộ

(46)
Tìm hiểu chungViêm âm hộ là gì?Viêm âm hộ là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm, nhiễm trùng ở âm hộ – bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Âm hộ ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...