Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Nguyên nhân và cách điều trị

(4.28) - 37 đánh giá

Bệnh tinh hoàn ẩn nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và biến chứng về sau cho bé.

Tinh hoàn ẩn là một trong những chứng bệnh nguy hiểm mà các bé trai thường mắc phải. Bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và biến chứng về sau cho bé. Vậy, bệnh tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị tinh hoàn ẩn ra sao? Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!

Bệnh tinh hoàn ẩn là gì?

Một số bé trai sinh ra chỉ với 1 tinh hoàn trong bìu nằm phía sau dương vật. Thông thường, tinh hoàn còn lại cũng có nhưng nó nằm ở vị trí cao hơn, thường là ở trong bụng. Ở một số bé, điều này xảy ra với cả 2 tinh hoàn. Việc 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển xuống bìu được, thuật ngữ y khoa gọi là tinh hoàn ẩn.

Tình trạng tinh hoàn ẩn khá phổ biến, đặc biệt ở các bé bị sinh non. Sau khi sinh ra, các bé trai cần được kiểm tra thường xuyên xem có mắc phải bệnh tinh hoàn ẩn hay không. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ nhìn và sờ để tìm đủ cả 2 tinh hoàn trong bìu của bé.

Có khả năng tinh hoàn của bé sẽ tự di chuyển xuống bìu trước khi bé được 6 tháng tuổi. Vì lý do này, bác sĩ thường chờ đợi trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn của bé không di chuyển xuống sau 6 tháng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị.

Nguyên nhân nào gây ra tinh hoàn ẩn?

Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn di chuyển xuống bìu sau 28 tuần thai. Tinh hoàn ẩn có khả năng bị mắc kẹt trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao tinh hoàn ẩn phổ biến hơn ở trẻ sinh non tháng. Những đứa bé này chỉ đơn giản là sinh ra trước khi tinh hoàn kịp có thời gian để thực hiện hành trình đi đến bìu.

Dù vậy nhưng không ai biết chính xác nguyên nhân là gì. Có thể khi mang thai, mẹ bầu thường hút thuốc, uống rượu trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến tinh hoàn, nhưng đây chỉ là một giả thuyết.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể đã tiếp xúc với một chất độc hại trong môi trường xung quanh khi mang thai. Tuy nhiên, bằng chứng của việc này vẫn chưa đầy đủ. Một lý do khác có thể là di truyền. Đôi khi, tinh hoàn ẩn xảy ra cùng với các vấn đề y khoa khác, chẳng hạn như một lỗ nhỏ trong thành bụng gọi là thoát vị.

Tinh hoàn ẩn có thể gây ra những vấn đề gì?

Có bốn mối quan tâm chính đối với tinh hoàn ẩn:

  • Khả năng sinh sản của bé có thể bị ảnh hưởng khi lớn lên. Khi lớn lên, bé cần giữ mát cho phần nhạy cảm thấp hơn nhiệt độ cơ thể để tinh trùng có thể được lưu trữ và đảm bảo chức năng bình thường;
  • Nhiều khả năng tinh hoàn có thể bị tổn thương hoặc bị thương nếu nó nằm ở vị trí khác trên bìu của bé;
  • Bé có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn hơn trong tương lai;
  • Bé có thể bị mặc cảm khi biết điều này.

Điều trị cho tinh hoàn ẩn

Biện pháp điều trị chính là phẫu thuật. Nếu tinh hoàn của bé không di chuyển xuống khi bé được bốn tháng tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị với bạn một loại phẫu thuật gọi là phẫu thuật tinh hoàn ẩn (orchiopexy). Phẫu thuật này thường được thực hiện khi bé từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Bé được gây mê trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm tinh hoàn ẩn xem nó có khỏe mạnh hay không và đưa về đúng vị trí trong bìu. Một số trẻ cần được phẫu thuật theo từng giai đoạn, thường là 2 đợt. Ở một số bé, tinh hoàn sẽ lại quay trở về trong bụng sau khi phẫu thuật. Do đó, bé nên được kiểm tra thường xuyên.

Về lâu dài, việc phẫu thuật tinh hoàn ẩn khi bé còn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn sau này. Việc tinh hoàn nằm trong bìu sẽ khiến dễ dàng phát hiện những khối u ung thư hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

(84)
Khi thấy “cậu nhỏ” của con cương cứng như người lớn, bạn cảm thấy lo lắng? Thế nhưng, hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh là điều bình ... [xem thêm]

2 kỹ năng con bạn cần biết trước khi bé đến trường

(75)
Lúc còn ở nhà, bé luôn có bạn ở bên để lo lắng và chăm sóc cho bé về mọi thứ từ cái ăn, cái ngủ đến chuyện đi vệ sinh, tắm rửa bạn đều giúp bé. ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

(14)
Công việc bề bộn có thể khiến bạn quên chú ý giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả. Làm sao bạn chăm sóc bản thân ngay cả khi bận rộn với deadline gấp ... [xem thêm]

Cách chia sẻ với trẻ khi thú cưng chết

(78)
Trẻ nhỏ coi thú nuôi trong nhà như bạn và là một thành viên trong gia đình. Những con chó quấn quýt bên con bạn khi mới ngủ dậy, mừng rỡ đón trẻ đi học ... [xem thêm]

11 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu nước

(52)
Môi khô ráp, bong tróc, mệt mỏi là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang thiếu nước. Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu sau đây nhé. ... [xem thêm]

Bột Triphala: Thảo dược giúp bạn ngăn ngừa ung thư

(95)
Bột Triphala là phương thuốc thảo dược từ xa xưa không những mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư.Triphala là một ... [xem thêm]

Loạn sản sợi cơ và đột quỵ

(97)
Loạn sản sợi cơ (Fibromuscular dysplasia – viết tắt FMD) là bệnh lý mà một đoạn ngắn của mạch máu (thường là một động mạch) bị thu hẹp do thành mạch ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì? Khám phá cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất

(36)
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus varicella zoster gây ra. Dấu hiệu bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các nốt ban trên bề mặt da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN