Biến chứng tăng huyết áp: Bạn đã biết gì về nó?

(4.5) - 81 đánh giá

Mọi người thường có tâm lý xem nhẹ biến chứng tăng huyết áp bởi thời gian đầu nó không biểu hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như thế.

Cao huyết áp lâu ngày có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy, bạn đã biết gì về biến chứng tăng huyết áp? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Tổng quan về biến chứng tăng huyết áp

Biến chứng tăng huyết áp là những hệ quả tiêu cực của tình trạng áp lực máu tác động quá lớn lên thành mao mạch đối với sức khỏe, bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh thận, bệnh động mạch ngoại biên và thậm chí là bệnh võng mạc cao huyết áp.

Tăng huyết áp cũng liên quan đến đái tháo đường tuýp 2. Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị tiến hành các xét nghiệm để sàng lọc trường hợp tiểu đường ở những người bị huyết áp cao. Kiểm soát tốt huyết áp góp phần đáng kể vào việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vấn đề về tim và các mao mạch

Một trong những biến chứng tăng huyết áp phổ biến là vấn đề về tim mạch, kết quả của những thay đổi trong cả cấu trúc tim và mạch máu cũng như chức năng của chúng khi cơ thể cố gắng thích nghi với chỉ số đo huyết áp cao bất thường. Tim là cơ quan chịu trách nhiệm bơm máu lưu thông toàn bộ cơ thể. Huyết áp tăng đồng nghĩa với việc tim cũng phải làm việc cật lực hơn. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ dẫn đến suy tim. Tuy vậy, một số thay đổi gây ra bởi cao huyết áp kéo dài có thể được giải quyết một phần nhờ vào thuốc ức chế men chuyển.

Tăng huyết áp là tiền đề cho việc hao mòn các cơ quan và mạch máu quan trọng do căng thẳng. Các mạch máu có cơ chế điều chỉnh lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Khi tình trạng tăng huyết áp xảy ra, những mao mạch sẽ siết lại ở phản ứng ban đầu. Cuối cùng, các thành của mạch máu dày lên và tổn thương mô xảy ra, dẫn đến căng cứng các thành mạch.

Vấn đề với thị lực (mắt)

Biến chứng tăng huyết áp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bạn. Ở võng mạc mắt, những thay đổi trong mạch máu lâu ngày sẽ làm vỡ mao mạch và máu hoặc axit béo có thể rò rỉ lên mô võng mạc mỏng manh. Điều này dẫn đến nguy cơ mù vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này.

Đột quỵ và các vấn đề liên quan đến não

Đột quỵ, một biến chứng tăng huyết áp nghiêm trọng, có thể xảy ra do tình trạng xuất huyết trong não xuất hiện hoặc phổ biến hơn là lượng máu cung cấp cho não không đủ. Khoảng 85% những ca đột quỵ phát sinh từ tình trạng thiếu máu cục bộ hay lưu lượng máu kém.

Một biểu hiện khác của biến chứng tăng huyết áp là bệnh não tăng huyết áp. Tình trạng này đề cập đến sự thay đổi trạng thái tinh thần, thường đi kèm với đau đầu và buồn nôn, xuất phát từ sự thay đổi lưu lượng máu huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó, nó cũng liên quan đến tăng huyết áp ác tính.

Bệnh thận

Cao huyết áp lâu ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mãn tính, một vấn đế sức khỏe khiến người bệnh thường xuyên phải lọc máu. Thận là cơ quan bài tiết đảm nhận nhiệm vụ lọc máu. Khi các mạch máu ở thận bị tổn thương do biến chứng tăng huyết áp, cơ thể sẽ không còn lọc chất thải được nữa. Lúc này, người bệnh chỉ còn hai phương án lựa chọn: lọc máu nhân tạo hoặc thực hiện phẫu thuật ghép thận. Cả hai phương pháp này đều phức tạp, đồng thời chi phí cũng không thấp. Do đó, phòng ngừa vẫn cần được ưu tiên.

Điều trị biến chứng tăng huyết áp

Mọi người thường chủ quan và đánh giá thấp biến chứng tăng huyết áp vì thời gian đầu hầu như không hề có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng việc sớm nhận ra những hệ quả từ tình trạng cao huyết áp kéo dài thật sự quan trọng để có thể điều trị kịp thời.

Nếu bị tăng huyết áp, bạn cần phải sớm chữa trị tận gốc, tránh những hệ lụy kèm theo. Khi chỉ số huyết áp cao, bạn nên đo lại thêm hai lần nữa và lấy giá trị trung bình của chúng để nâng cao độ chính xác. Sau một thời gian điều trị, nếu huyết áp vẫn chưa quay lại mức bình thường, bạn sẽ cần theo dõi nó liên tục. Kết hợp nhiều loại thuốc huyết áp cũng sẽ góp phần kiểm soát áp lực máu tác động lên thành mao mạch.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sỏi thận có những loại nào? 4 loại sỏi bạn nên biết

(80)
Bệnh sỏi thận có nhiều loại với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ phụ thuộc vào loại sỏi mà bạn mắc.Sỏi thận là ... [xem thêm]

12 thủ phạm khiến bạn có vòng eo bánh mì

(36)
Vòng eo bánh mì có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, làm giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây viêm và khiến bạn tăng cân không kiểm ... [xem thêm]

Cách sử dụng serum vitamin C giúp da bạn sáng khỏe

(43)
Serum vitamin C có thể giúp cho làn da luôn sáng khỏe và căng mịn rạng ngời. Hãy cùng khám phá cách sử dụng serum vitamin C sao cho hiệu quả nhất nhé!Nếu bạn ... [xem thêm]

Vitamin C và những bí mật chưa “bật mí”

(92)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

8 cách phòng bệnh sỏi thận tại nhà giúp bạn khỏe mạnh hơn

(17)
Sỏi thận là một căn bệnh có thể khiến bạn phải trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu. Liệu có cách phòng bệnh sỏi thận giúp bạn cải thiện sức ... [xem thêm]

Bệnh gan: Tìm hiểu về bệnh thiếu alpha – 1 antitrypsin

(36)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (A1AT, AAT, xác định kiểu hình Alpha1-antitrypsin)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, ... [xem thêm]

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh basedow để điều trị hiệu quả

(22)
Bệnh basedow hay còn gọi là bệnh Graves sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể. Vậy bạn đã biết cách nhận ... [xem thêm]

Hiểu rõ về đồ chơi tình dục từ A-Z

(59)
Với những cặp yêu nhau hay kết hôn một thời gian dài mà muốn đổi gió “chuyện ấy” thì đồ chơi tình dục (sex toys) quả là lựa chọn phù hợp với bạn. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN