Các nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở thanh thiếu niên

(3.84) - 47 đánh giá

Bạn có biết ai cũng có nguy cơ mắc chứng rụng tóc? Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả các thanh thiếu niên ở độ tuổi 20 cũng rụng tóc đấy. Vậy nguyên nhân gây rụng tóc ở thanh thiếu niên là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu bạn nhé.

Nếu bạn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc phải bệnh rụng tóc thì rất có khả năng bạn đang có những vấn đề tiềm tàng về sức khỏe hoặc đang có những thói quen xấu gây hại đến tóc. May mắn thay, theo nghiên cứu của tổ chức Nemours, rất nhiều trường hợp rụng tóc ở thanh thiếu niên đều có thể chữa trị được hoặc một thời gian ngắn sẽ tự khỏi.

Chứng rụng tóc điển hình (không nghiêm trọng)

Theo Học viện Y học Gia đình Hoa Kỳ, mỗi sợi tóc trên đầu chúng ta phát triển từ 2–3 năm với tốc độ khoảng 1 cm mỗi tháng, nhưng chúng không phát triển đồng thời. Thông thường, khoảng 90% tóc đang trong giai đoạn phát triển và 10% còn lại ở trạng thái “nghỉ” trong khoảng 3 hoặc 4 tháng. Sau khi kết thúc “chu kỳ nghỉ”, tóc sẽ rụng để những sợi tóc mới mọc lên. Theo tổ chức Nemours, trung bình bạn sẽ mất 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày do quá trình mọc tóc và rụng tóc tự nhiên.

Bệnh rụng tóc do androgen

Bệnh rụng tóc do androgen, còn được gọi là bệnh hói đầu, là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không phải chỉ đàn ông trưởng thành mới gặp phải. Các bạn nam từ 13 – 22 tuổi cũng có thể có dấu hiệu bị hói như tóc rụng ở vùng thái dương hoặc ở đỉnh đầu. Các yếu tố khác như hormone hay di truyền cũng có thể là nguyên nhân của chứng rụng tóc không nghiêm trọng này.

Quá trình mọc tóc bị gián đoạn

Nếu bạn đã từng phẫu thuật hoặc đã từng bị những chấn thương nặng thì chu kỳ mọc tóc có thể bị gián đoạn tạm thời. Tuy nhiên, bạn có thể không nhớ được nguyên nhân gì khiến tóc rụng nhiều đến như vậy.

Các vấn đề sức khỏe

Nếu trên đầu xuất hiện những vùng da hói tròn hoặc hình trái xoan thì có thể bạn đã mắc phải bệnh hói từng đốm.

  • Nhiều người cho rằng nguyên nhân của bệnh này do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc, nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể khẳng định hoàn toàn nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hói từng đốm. Tuy nhiên, hói từng đốm thường chỉ là tình trạng tạm thời và bạn có thể mua thuốc hoặc sử dụng dầu gội trị rụng tóc để cải thiện tình trạng trên.
  • Một nguyên nhân khác gây rụng tóc tạm thời ở nam giới trẻ tuổi là bệnh mảng tròn trên da đầu. Đây là một bệnh do nhiễm nấm. Bệnh này có thể chữa trị được bằng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh tuyến giáp và bệnh lupus cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc ở các bạn nam.

Các nguyên nhân khác

Tình trạng rụng tóc ở thanh thiếu niên còn xoay quanh nhiều nguyên nhân khác. Theo Học viện Y học Gia đình Hoa Kỳ, bạn có thể bị rụng tóc khi dùng những loại hóa chất như các loại thuốc nhuộm, duỗi và uốn tóc hoặc khi kéo căng tóc để tạo các kiểu tóc thắt bím. Các loại thực phẩm bạn ăn hoặc không ăn cũng có thể là nguyên nhân: các bạn trẻ không ăn đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động hằng ngày, những người ăn chay không bổ sung đủ protein hay những vận động viên không hấp thu đủ chất sắt trong cơ thể cũng có thể bắt đầu rụng tóc. Cuối cùng, các loại thuốc bạn uống như thuốc trị mụn trứng cá isotretinoin hay thuốc trị rối loạn lưỡng cực lithium cũng có thể gây bệnh rụng tóc.

Bạn nên làm gì để ngăn tình trạng rụng tóc ở thanh thiếu niên?

Để hạn chế tình trạng rụng tóc xảy ra, bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu ô liu, các loại tinh dầu dưỡng tóc,… hoặc ngồi thiền hằng ngày cũng như gội đầu đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung vitamin bằng các loại nước ép trái cây, rau củ để kích thích tóc mọc nhiều hơn.

Rụng tóc có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này và bạn không thể chữa trị hiệu quả nếu chưa tìm ra nguyên nhân đó. Hy vọng sau bài báo này, bạn sẽ hiểu hơn về các nguyên nhân rụng tóc và có hướng chữa trị đúng đắn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao trẻ chưa dậy thì đã nổi mụn trứng cá?

(39)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

Xả stress bằng cách ăn hạt điều vừa hiệu quả vừa không tăng cân

(54)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Những lợi ích có được từ việc ăn thịt đỏ

(57)
Thịt đỏ thường được coi là thủ phạm gây nên tình trạng tăng cholesterol, dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn thịt đỏ ở mức ... [xem thêm]

Chất gây nghiện ảnh hưởng đến thai kì như thế nào?

(17)
Chất gây nghiện chứa những thành phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí não của người sử dụng nó. Chất gây nghiện được đưa vào cơ thể ... [xem thêm]

Bệnh thận mãn tính: 5 bước chuẩn bị để cấp cứu kịp lúc

(49)
Những trận lũ trong vài năm trở lại đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân về sự chuẩn bị để ứng phó với lũ lụt. Để đảm bảo an toàn cho gia ... [xem thêm]

Đặt ống nuôi ăn sau khi bị đột quỵ

(32)
Nghiên cứu đã cho thấy có đến 50% bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thường bị thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian họ chữa trị. Quan trọng hơn, nghiên ... [xem thêm]

Làm sao để bạn có giấc ngủ sâu hơn?

(33)
Một giấc ngủ sâu tuy chỉ kéo dài khoảng thời gian ngắn trong một đêm nhưng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng hơn ... [xem thêm]

Chữa lẹo mắt: Bạn đã áp dụng đúng phương pháp chưa?

(83)
Tương tự như mụn, lẹo xuất hiện khi tuyến bã nhờn ở mí mắt bị tắc nghẽn và kích ứng. Nếu không chữa lẹo mắt kịp thời và đúng cách, lẹo sẽ có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN