Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non tự phát là gì?

(4.26) - 97 đánh giá

Sinh non tự phát là vấn đề rất nguy hiểm mà không phải bố mẹ nào cũng nhận thức được điều đó. Việc cần làm xét nghiệm trước khi sinh là rất cần thiết.

Vậy mẹ cần làm những xét nghiệm gì và nguyên nhân dẫn đến sinh non tự phát là gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Mẹ bầu cần làm những xét nghiệm gì?

Nếu đã từng sinh non trước đây, bạn cũng có thể đã được sàng lọc nhiễm khuẩn âm đạo (BV). Mặc dù một vài nghiên cứu cho thấy việc điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba làm giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ có tiền sử sinh non, nhưng một số nghiên cứu khác cho thấy không có gì khác biệt. Vì vậy, các chuyên gia vẫn không đồng nhất về việc liệu có nên kiểm tra nhiễm khuẩn âm đạo ở những phụ nữ mang thai.

Bạn sẽ không được kiểm tra bệnh nhiễm ký sinh trùng trichomonas trừ khi có các triệu chứng gây khó chịu. Một số trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, viêm ruột thừa, cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Bạn cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn nếu mắc phải một loại nhiễm trùng đường tiểu mà không biểu hiện thành triệu chứng. Do đó, đây là lý do để tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề về nhau thai mà mẹ bầu cần quan tâm, ví dụ như nhau tiền đạo hay nhau bong non. Mẹ bầu cũng nên quan tâm về những cấu trúc bất thường của tử cung và cổ tử cung, chẳng hạn như cổ tử cung của bạn ngắn hơn bình thường hay cổ tử cung đóng mở mà chưa có cơn gò thắt của cổ tử cung. Nguyên nhân là do việc phẫu thuật cổ tử cung hoặc do bẩm sinh (khiếm khuyết cổ tử cung).

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non tự phát là gì?

Có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non, nhưng hơn một nửa các trường hợp trẻ sinh non tự phát xảy ra trong thời kỳ mang thai và không có yếu tố nguy cơ cụ thể được xác định. Mặc dù không thể nói trước được liệu bạn chắc chắn sẽ sinh sớm hay không, nhưng bạn sẽ có nhiều khả năng sinh non hơn nếu:

  • Trước đây đã từng sinh non;
  • Mang song thai hoặc đa thai;
  • Trẻ hơn 17 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi;
  • Giảm cân trước khi mang thai hoặc không tăng cân trong thời gian mang thai;
  • Đã bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai;
  • Bị thiếu máu mức độ từ vừa phải đến nặng trong thời kỳ mang thai;
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy (đặc biệt là cocaine) trong thời kỳ mang thai;
  • Không được chăm sóc trước khi sinh hoặc bắt đầu chăm sóc trước khi sinh quá muộn.

Bên cạnh đó, có một mối liên kết giữa căng thẳng mạn tính và sinh non. Người ta cho rằng căng thẳng trầm trọng có thể dẫn đến giải phóng hormone gây ra tình trạng co thắt tử cung và làm bạn sinh non.

Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Vậy nên các mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức sinh nở nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non. Chúc các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe tốt để sinh bé ra mạnh khỏe.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

10 cách chống lại cơn đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính

(49)
Các cơn đau viêm khớp dạng thấp kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, từ mệt mỏi đến giảm thèm ăn, cơ thể trở nên mệt mỏi. Không chỉ ... [xem thêm]

Chăm sóc da khỏe đẹp với rau má

(99)
Chăm sóc da hiện nay có rất nhiều cách từ các liệu trình trong spa cho đến các nguyên liệu tự nhiên xung quanh bạn như trứng, sữa tươi, bơ… Bên cạnh đó, rau ... [xem thêm]

Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?

(68)
Chế độ ăn chay có tốt không phụ thuộc vào sự cân đối dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến bạn thiếu chất đấy!Hẳn là không ít ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh động mạch vành?

(29)
Bệnh động mạch vành (CAD) có thể trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam và nữ giới. Đây cũng là một loại bệnh tim phổ biến. Nếu bạn ... [xem thêm]
Đang tải ...

Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

(64)
Một số phụ nữ có bất thường ở tử cung về hình dạng hoặc cấu trúc so với tử cung bình thường. Đây được gọi là bất thường ở tử cung, dị dạng ... [xem thêm]

Bố mẹ nên cung cấp vitamin A cho bé như thế nào?

(98)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

Những thông tin quan trọng về thuốc tiểu đường bạn nên biết

(78)
Trong điều trị bệnh tiểu đường, các thuốc tiểu đường đóng một vai trò rất quan trọng. Tùy theo loại tiểu đường bạn mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi sinh và những điều mà bạn cần biết

(75)
Sau khi sinh con, bạn sẽ phải đối mặt với điều gì và phải chăm sóc con như thế nào? Đây luôn là câu hỏi đầy băn khoăn của những người mới lần đầu ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...