Cách nuôi dạy con thoải mái là tốt hay xấu?

(4.32) - 99 đánh giá

Ở lứa tuổi 9 đến 11, con bạn sẽ phát triển độc lập và thích thú với những mối quan hệ bạn bè. Tình bạn là một điều quan trọng cho sự phát triển của bé nhưng những áp lực từ bạn bè có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến con bạn. Những đứa bé cảm nhận tốt về bản thân có thể dễ dàng kháng lại những áp lực xấu và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để bé có được trách nhiệm cùng với sự phát triển độc lập. Cũng thế, sự thay đổi về thể chất khi dậy thì cũng rõ ràng hơn, đặc biệt là với bé gái. Những thay đổi lớn khác mà bé cần chuẩn bị đó là khi bắt đầu đi học cấp 2.

Trẻ 9-11 tuổi thường thay đổi về tính cách như thế nào?

Những thay đổi cụ thể của con là sự biến đổi về cảm xúc và xã hội, về suy nghĩ và khả năng học hỏi. Bố mẹ có thể nhận biết được những điều này bằng các biểu hiện dưới đây:

Đối với những thay đổi về cảm xúc và xã hội, bé thường có xu hướng:

  • Khởi đầu một tình bạn mạnh mẽ và phức tạp hơn, đặc biệt là với bạn cùng giới;
  • Chịu áp lực từ bạn bè nhiều hơn;
  • Trở nên hiểu biết về cơ thể bản thân hơn trong quá trình dậy thì. Tưởng tượng về cơ thể và những vấn đề ăn uống thường khởi đầu vào lứa tuổi này;

Trong khi những thay đổi về suy nghĩ và khả năng học hỏi sẽ đến từ việc bé:

  • Đối mặt với nhiều thách thức học hành;
  • Trở nên độc lập với gia đình;
  • Bắt đầu thấy quan điểm của người khác rõ ràng hơn;
  • Có những mối quan tâm rộng hơn.

Làm thế nào để bố mẹ nuôi dạy trẻ hiệu quả trong giai đoạn này?

Bạn có thể làm theo những điều này và giúp đỡ bé trong khoảng thời gian khó khăn:

  • Dành thời gian với con. Trò chuyện về bạn bè của bé, những điều đã hoàn thành và những thử thách bé phải đối mặt;
  • Liên hệ với trường học của con bạn. Tham dự những sự kiện trường tổ chức, gặp gỡ giáo viên của trẻ;
  • Khuyến khích con tham gia những nhóm cộng đồng và nhóm ở trường như đội thể thao hoặc trở thành tình nguyện viên cho một tổ chức từ thiện;
  • Giúp con phát triển với những cảm xúc riêng về đúng và sai. Trò chuyện với con bạn về những điều nguy hiểm mà những người bạn ép bé phải làm như hút thuốc hoặc hoạt động thể chất nguy hiểm;
  • Giúp đỡ con phát triển tinh thần trách nhiệm bằng cách tạo mối liên hệ giữa con với những công việc trong gia đình như dọn dẹp và nấu nướng. Trò chuyện với trẻ về cách tiết kiệm và sử dụng tiền một cách thông thái;
  • Gặp gỡ những gia đình bạn bè của con bạn;
  • Trò chuyện với con bạn về việc tôn trọng những người khác, khuyến khích con bạn giúp đỡ mọi người và làm gì khi gặp người xấu hoặc không tôn trọng mình;
  • Giúp con bạn đề ra mục tiêu, khuyến khích bé nghĩ về những kỹ năng và khả năng bé muốn có và làm thế nào để có được những thứ đó;
  • Đưa ra những luật lệ rõ ràng và tuân thủ theo những luật lệ đó. Trò chuyện với trẻ về những gì bạn mong đợi, nếu bạn có thể giải thích với trẻ lý do cho những luật lệ và mong đợi sẽ giúp trẻ biết làm thế nào là hợp lý nhất;
  • Sử dụng kỷ luật để hướng dẫn và bảo vệ bé thay vì trừng phạt, khiến bé cảm thấy mình thật tồi tệ;
  • Khi khen ngợi, bạn cũng nên để bé có ý thức về những thành tích của mình. Bạn nói: “Con phải tự hào về chính bản thân” sẽ tốt hơn là nói “Bố/mẹ tự hào về con”. Bạn cũng cần khuyến khích bé đưa ra những sự lựa chọn tốt hơn khi không ai ở bên cạnh để khen ngợi bé;
  • Trò chuyện, trao đổi với con bạn về những thay đổi thể chất và tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì;
  • Khuyến khích con bạn đọc sách mỗi ngày và giúp bé làm bài tập;
  • Bạn cần trìu mến, trung thực với con và hãy làm tất cả mọi điều cùng con ngay khi có thể.

Yêu thương con thôi chưa đủ mà bạn cần thấu hiểu và giao tiếp được với con, trở thành người mà con tin tưởng để chia sẻ và giải quyết mọi thắc mắc của trẻ. Mỗi giai đoạn có một sự phát triển khác nhau, thế nên bạn cũng cần áp dụng những phương pháp nuôi dạy con khác nhau, bố mẹ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ: Mẹ bầu nên lưu ý

(26)
Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ là tình trạng hiếm gặp. Tuy vậy, phần lớn mẹ và bé đều không chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.Mụn cóc sinh dục hay sùi mào ... [xem thêm]

10 thực phẩm bạn nên ăn trong những ngày “đèn đỏ”

(65)
Là phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, hẳn bạn luôn cảm thấy những ngày hành kinh không hề dễ chịu. Các triệu chứng do hành kinh như thay đổi tâm trạng ... [xem thêm]

Sử dụng thuốc kích sữa mẹ liệu có an toàn cho mẹ và bé?

(39)
Thuốc kích sữa mẹ đang là một giải pháp được nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ tìm đến. Mặc dù loại thuốc này mang đến nhiều hiệu quả tích cực nhưng nó ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp dễ ngủ và thực phẩm gây mất ngủ

(24)
Mất ngủ không những khiến bạn khó chịu mà còn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi trong những ngày sau. Nên ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ và tránh thực phẩm ... [xem thêm]

Kiến thức về HIV mà thanh thiếu niên cần biết

(65)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Tập thể dục càng nhiều càng tốt: Đúng hay sai?

(17)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

5 rủi ro sức khỏe khi bạn áp dụng chế độ ăn kiêng keto

(64)
Chế độ ăn kiêng keto không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, cách ăn này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm mà bạn chẳng hề hay biết.Chế độ ăn kiêng ... [xem thêm]

4 cách phân độ thiếu máu mà bạn cần biết

(21)
Phân độ thiếu máu giúp mang lại hiệu quả trong quá trình chẩn đoán, xác định nguyên nhân thiếu máu và hỗ trợ điều trị bệnh.Thiếu máu là tình trạng suy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN