Cảnh báo nguy cơ về bệnh trầm cảm ở sinh viên

(3.66) - 82 đánh giá

Trầm cảm là một nhóm bệnh chiếm tới 25% dân số. Căn bệnh quái ác này gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho nạn nhân mà còn cho gia đình họ. Đối tượng chính của bệnh trầm cảm chính là những người trong độ tuổi trung niên, những người luôn mang trong mình gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền”. Tuy nhiên, hiện nay số lượng sinh viên bị trầm cảm cũng đang ngày càng gia tăng. Chính lối sống không lành mạnh, thiếu ngủ, ăn ít và không tập thể dục thường xuyên sẽ dẫn tới bệnh trầm cảm ở sinh viên. Bên cạnh đó, sự căng thẳng còn xuất phát từ nhiều việc, bao gồm áp lực mong muốn được điểm cao, nỗi lo lắng về tài chính, thất bại trong các mối quan hệ và mâu thuẫn với bạn cùng phòng sẽ khiến nguy cơ bệnh trầm cảm ở sinh viên sẽ tăng hơn, có thể dẫn tới việc họ bỏ học, thậm chí tự tử

Thống kê bệnh trầm cảm ở sinh viên

Trầm cảm là một bệnh lý tương đối phổ biến trong độ tuổi sinh viên. Một số thống kê về tình trạng này ở Mỹ như sau:

  • Cứ 4 sinh viên sẽ có 1 người bị bệnh lý tâm thần kinh, bao gồm trầm cảm;
  • 44 % sinh viên có triệu chứng trầm cảm;
  • 75 % sinh viên có ý định chữa trị bệnh lý tâm thần kinh của mình;
  • Tự tử là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây ra cái chết của sinh viên;
  • Tỉ lệ người trẻ được chẩn đoán mắc trầm cảm có ý định tự tử cao gấp 5 lần người lớn;
  • 19 % người trẻ tìm cách tự tử hàng năm;
  • 4 trong số 5 sinh viên tìm cách tự tử cho thấy dấu hiệu cảnh báo về bệnh của họ một cách rõ rệt.

Nguy cơ sinh viên bị trầm cảm

Một nghiên cứu gần đây cho thấy thế hệ sinh viên những năm gần đây có nguy cơ cao bị lo âu và trầm cảm. Nguyên nhân là các sinh viên chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống sinh viên, với vấn đề tiền bạc và cơ hội việc làm giảm đi.

Ngoài ra, những sinh viên bị trầm cảm có nguy cơ cao gặp những vấn đề như lạm dụng các chất hóa học. Thực tế, có hơn 2/3 những người trẻ lạm dụng các chất hóa học có thể bị bệnh tâm thần như trầm cảm.

Bên cạnh đó, sinh viên bị bệnh trầm cảm thường uống nhiều bia rượu quá mức, hút cần sa, và thực hiện những hành vi mạo hiểm về giới tính để đối mặt với nỗi đau về mặt cảm xúc so với bạn bè cùng tuổi không bị trầm cảm.

Sinh viên thường bị trầm cảm bởi chuyện yêu đương

Chia tay thường dẫn tới bệnh trầm cảm và điều này đặc biệt đúng đối với những bạn gái. Trong đó, những sinh viên nữ cảm thấy kiệt sức, suy nghĩ nhiều về việc tạo một mối quan hệ mới lâu bền, và có tỉ lệ buồn, lo âu và những cảm xúc tiêu cực khác cao hơn các bạn nam.

Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị trầm cảm xuất phát từ việc chia tay bao gồm những suy nghĩ bị làm phiền, khó kiểm soát cảm xúc, và khó ngủ. Theo thống kê, có 43 % sinh viên mất ngủ trong nhiều tháng sau khi chia tay và đa phần những sinh viên này mệt mỏi, kiệt sức sau khi chia tay bởi vì cảm giác bị bỏ mặc, cảm thấy bị phản bội.

Vấn đề tự tử ở sinh viên

Ngày nay, tự tử là nguyên nhân thứ ba gây ra cái chết của nhiều người trẻ trong độ tuổi 15 đến 24. Tỉ lệ đàn ông trẻ chết do tự tử cao gấp 5 lần phụ nữ, mặc dù sinh viên nữ thường xuyên tìm cách tự tử nhiều hơn.

Ngoài trầm cảm là nguy cơ chính cho tình trạng tự tử ở giới trẻ, còn những yếu tố khác bao gồm:

  • Lạm dụng chất kích thích;
  • Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm và bệnh tâm thần;
  • Đã có ý định tự tử trước đó;
  • Gặp biến cố trong cuộc sống gây căng thẳng, lo âu;
  • Nhìn thấy ai đó tự tử hoặc từng trò chuyện với họ trước khi họ tự tử;
  • Có những hành vi làm tổn hại bản thân như tự làm phỏng mình hoặc cắt vào tay.

Chẩn đoán và điều trị bệnh trầm cảm ở sinh viên

Đại học là môi trường gây căng thẳng nhiều nhất cho người trẻ, vì vậy bố mẹ, bạn bè, giảng viên và những nhà tư vấn cần quan tâm nếu họ nghi ngờ sinh viên nào đó có ý định tự tử.

Sinh viên thường miễn cưỡng tìm đến sự giúp đỡ từ xã hội liên quan tới vấn đề trầm cảm. Hiện nay, phương pháp điều trị tốt nhất cho sinh viên đại học bị bệnh trầm cảm là sự kết hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm và các biện pháp trò chuyện với người bị trầm cảm như liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp điều trị tâm lý cá nhân. Bên cạnh đó, nên đưa ra những lời khuyên cho những sinh viên bị trầm cảm nên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, và nghỉ ngơi đầy đủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Liệu sản phụ sinh mổ có được ăn thịt gà?

(94)
Nếu bạn đang thắc liệu sau sinh mổ có được ăn thịt gà thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, nên ưu tiên nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cũng như cách ... [xem thêm]

Tiết lộ 5 thói quen vàng giúp đánh bay nếp nhăn xấu xí trên trán

(50)
Không có độ tuổi cụ thể nào quy định cho việc hình thành nếp nhăn trên trán. Nếu bạn không chăm sóc da đúng cách cả bên ngoài lẫn bên trong, bạn vẫn có ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho vận động viên

(48)
Tại sao chế độ dinh dưỡng tốt lại quan trọng đối với vận động viên? Đối với vận động viên, sức khỏe thể chất là chìa khóa cho lối sống năng ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Liệu pháp yoga và hiệu quả từ trị liệu yoga

(54)
Yoga đang trở nên phổ biến hơn ở nam giới. Ngoài việc giảm căng thẳng, tăng tính linh hoạt, yoga còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm và huyết áp cao.Các ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

(31)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

Thịt kho tàu: món ăn quen thuộc của người Việt

(87)
Thịt kho tàu là món ăn đặc trưng của người Việt, thường có trên mâm cỗ giỗ, Tết hoặc trong những bữa ăn hàng ngày. Cách nấu thịt kho tàu tuy đơn giản, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN