Cảnh giác với bệnh động mạch cảnh

(4.09) - 67 đánh giá

Định nghĩa

Hẹp động mạch cảnh là bệnh gì?

Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch đóng vai trò chủ yếu trong việc đưa máu giàu oxy lên não. Do đó hẹp động cảnh rất nguy hiểm vì có thể khiến cho lưu lượng máu đến não giảm đi. Nếu lưu lượng máu lên não bị gián đoạn, cơn đột quỵ có thể xảy ra.

Những ai thường mắc phải hẹp động mạch cảnh?

Hẹp động mạch cảnh thường xuất hiện ở người cao tuổi hơn, đặc biệt nếu người đó có hút thuốc hoặc bị tiểu đường. Theo thống kê, hẹp động mạch cảnh xảy ra ở khoảng 5 trên 1.000 người có độ tuổi từ 50 đến 60 và ở 100 trên 1000 người có độ tuổi từ 80 trở lên.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hẹp động mạch cảnh là gì?

Hầu hết người bị hẹp động mạch cảnh thường không có triệu chứng nào cho đến khi mức độ hẹp của động mạch trở nên trầm trọng hơn. Ở một số người thì có thể xuất hiện những cơn đột quỵ nhẹ gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Những cơn đột quỵ nhẹ này thường kéo dài ít hơn 10 phút và xảy ra khi một khu vực trên não bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một khoảng thời gian ngắn.

Các triệu chứng của cơn đột quỵ nhẹ phụ thuộc vào những động mạch nào đã bị ảnh hưởng, trong đó các triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Cảm giác yếu hoặc tê ở một bên mặt hoặc cơ thể (mặt, cánh tay, chân);
  • Thị lực thay đổi;
  • Lú lẫn;
  • Nói lắp hoặc không thể nói chuyện;
  • Khó nuốt.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hẹp động mạch cảnh là gì?

Nguyên nhân chính gây ra hẹp động mạch cảnh thường là do sự tích tụ của các lớp chất béo được gọi là các mảng xơ vữa (như trong bệnh xơ vữa động mạch). Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra hẹp động mạch cảnh như:

  • Phình mạch;
  • Viêm động mạch;
  • Bóc tách động mạch;
  • Chứng loạn sản của sợi cơ;
  • Tổn thương mô sau xạ trị (sự hoại tử do bức xạ);
  • Sự co thắt của các mạch máu.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hẹp động mạch cảnh?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch cảnh bao gồm:

  • Hút thuốc lá;
  • Huyết áp cao;
  • Nồng độ lipit không bình thường hoặc cholesterol cao;
  • Khẩu phần ăn với nhiều chất béo bão hòa;
  • Kháng insulin;
  • Bị tiểu đường;
  • Bị béo phì;
  • Có lối sống ít hoạt động;
  • Gia đình có tiền sử bị chứng xơ vữa động mạch, chứng hẹp động mạch vành hoặc động mạch chủ;
  • Độ tuổi: đàn ông nhỏ hơn 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn phụ nữ trong cùng nhóm tuổi. Phụ nữ trên 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Người bị bệnh về động mạch vành có nguy cơ cao để phát triển thành bệnh hẹp động mạch cảnh.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp động mạch cảnh?

Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ hẹp của động mạch và các triệu chứng xảy ra. Các phương pháp điều trị có thể chia làm hai nhóm điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

Nếu mức độ hẹp động mạch từ 70-99% và đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (CEA) để loại bỏ các mảng bám trên động mạch.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hẹp động mạch cảnh?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán hẹp động mạch cảnh dựa trên bệnh sử và khám lâm sáng các triệu chứng một cách kỹ lưỡng. Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để phát hiện các âm thanh bất thường từ động mạch cảnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết chẩn đoán, bao gồm:

Bác sĩ cũng có thể cần chụp CT mạch máu (CTA) và chụp MRA (chụp cộng hưởng từ mạch máu) trước khi tiến hành phẫu thuật để xác định rõ hơn khu vực cần phẫu thuật.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hẹp động mạch cảnh?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hẹp động mạch cảnh:

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Quần vợt trong nhà: Ngăn chặn chấn thương

(79)
Đối tượng nào không nên chơi? Nếu bạn đã từng bị bệnh tim mạch, có lẽ bạn nên tránh chơi môn quần vợt trong nhà. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh, dù chỉ ... [xem thêm]

12 phương pháp tránh thai phổ biến

(65)
Những cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai? Để lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy cân nhắc những vấn đề sau: Hiệu quả tránh thai như ... [xem thêm]

Cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn với nước mật ong (Phần 2)

(96)
Chỉ cần nghe tới nước mật ong, bạn cũng có thể cảm nhận được công dụng tuyệt vời của nó phần nào. Vậy lợi ích sức khỏe trà mật ong mang lại là ... [xem thêm]

Mách bạn ba cách chữa cận thị phổ biến và thông dụng

(35)
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách chữa cận thị từ hai nhóm phương pháp tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo độ cận cũng như tình hình ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con bị thừa cân?

(13)
Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình ... [xem thêm]

Giảm biến chứng sau khi chữa trị da bằng mesotherapy

(70)
Mesotherapy là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, phương pháp này sử dụng những kim tiêm rất nhỏ để bơm hóa chất và các chất dinh dưỡng vào lớp trung ... [xem thêm]

Sữa tách béo: Món ngon cho vòng eo thon thả

(20)
Sữa tách béo hay còn có tên sữa gầy là thức uống ngày càng được ưa chuộng bởi không những giàu chất dinh dưỡng mà còn có thể góp phần hỗ trợ giảm ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”

(57)
Bạn thường hỏi “bác sĩ Google” vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN