Cắt bỏ mạc Dupuytren

(3.55) - 51 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cắt bỏ mạc Dupuytren là gì?

Cắt bỏ mạc Dupuytren là thủ thuật cắt bỏ lớp mô liên kết bị dày lên và giúp cho bàn tay trở về hình dạng và chức năng bình thường. Bệnh Dupuytren (co cứng Dupuytren) là tình trạng xuất hiện các các mô giống sẹo hình thành ở dưới da ngón tay và trong lòng bàn tay. Qua thời gian, các mô sợi này sẽ bị co lại và khiến 1 hoặc nhiều ngón tay bị gập về phía lòng bàn tay.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt bỏ mạc Dupuytren?

Điều trị co cứng Dupuytren chỉ được đặt ra khi bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ không cần phải điều trị. Cụ thể thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật một số trường hợp sau đây:

  • Khớp giữa bàn tay và ngón tay bị co gấp lại lớn hơn 30 độ;
  • Khớp đốt ngón xa bị co gấp lại;
  • Có dấu hiệu thần kinh và mạch máu bị chèn ép bởi bệnh Dupuytren.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt bỏ mạc Dupuytren?

Ngoài phương pháp phẫu thuật cắt mạc cơ, còn có những phương pháp khác sau đây để điều trị bệnh:

  • Bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ thực hiện cắt bỏ mạc cơ bằng kim. Tuy nhiên, cách này có nguy cơ tái phát cao;
  • Dùng collagenase để tiêm vào dải mô sợi, nhưng đây là phương pháp mới và chưa rõ tính hiệu quả.

Phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là phẫu thuật cắt bỏ mạc.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt bỏ mạc Dupuytren cũng sẽ có một số nguy cơ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Một số biến chứng chung bao gồm:

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Để lại sẹo.

Riêng với phẫu thuật này, còn có thể có biến chứng chuyên biệt:

  • Tổn thương động mạch ở ngón tay;
  • Phẫu thuật chưa triệt để;
  • Bệnh tái phát;
  • Cứng khớp ngón tay;
  • Tê tay;
  • Vấn đề về lành vết thương;
  • Đau nặng, cứng và không thể cử động bàn tay (hội chứng đau vùng phức tạp).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện cắt bỏ mạc Dupuytren?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị phẫu thuật, bao gồm liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng 6 tiếng trước phẫu thuật. Bạn có thể uống đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài tiếng trước phẫu thuật.

Quy trình thực hiện cắt bỏ mạc Dupuytren là gì?

Có nhiều kỹ thuật gây mê hiện có, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng chọn ra phương pháp gây mê phù hợp với bạn.

Phẫu thuật có thể sẽ đơn giản chỉ là cắt bỏ dải mô sợi ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ phải cắt bỏ luôn vùng da bị ảnh hưởng và sau đó sẽ ghép da thay thế.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt bỏ mạc Dupuytren?

Sau phẫu thuật, bạn cần đến các trung tâm vật lý trị liệu bàn tay để tập luyện nhằm hồi phục chức năng và cử động của bàn tay.

Một số bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng nẹp hỗ trợ ở bàn tay để giữ nó ở vị trí thẳng. Có thể bạn phải đeo nẹp cả ngày hoặc chỉ cần đeo khi đi ngủ, điều này tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Khi bạn cảm thấy tay mình đã hoạt động bình thường và hồi phục hẳn, bạn có thể bắt đầu lái xe trở lại.

Việc khi nào quay lại làm việc phụ thuộc vào độ lớn của phẫu thuật và loại hình công việc bạn đang làm. Chẳng hạn nếu bạn có dùng thủ thuật ghép da và công việc bạn làm là lao động chân tay nặng nhọc, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 6 tuần sau phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị bẹn nội soi

(89)
Tìm hiểu chungMổ thoát vị bẹn nội soi là gì?Mổ thoát vị bẹn nội soi là phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị khối thoát vị bẹn nặng. Các cơ quan nội ... [xem thêm]

Cắt túi thừa đại tràng

(90)
Tìm hiểu chungCắt túi thừa đại tràng là gì?Phẫu thuật cắt túi thừa là phẫu thuật loại bỏ đoạn ruột bị bệnh. Bệnh túi thừa là tình trạng có các ... [xem thêm]

Những điều thú vị về trái cây có thể bạn chưa biết

(67)
... [xem thêm]

Hút mỡ

(62)
Tìm hiểu chungHút mỡ là gì?Hút mỡ là một phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện hình dáng cơ thể bạn bằng cách lấy phần mỡ dưới da ra. Kỹ thuật hút mỡ ... [xem thêm]

Chọc ối

(47)
Tìm hiểu chungChọc ối là gì?Chọc ối là một thủ thuật thực hiện trước khi sinh. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem thai nhi có bị bất ... [xem thêm]

Thay khớp gối toàn phần

(23)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thay khớp gối toàn phần là gì?Thay khớp gối toàn phần được sử dụng nhằm điều trị viêm khớp nặng.Viêm khớp là một nhóm bệnh ... [xem thêm]

Cắt amidan cho trẻ

(100)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt amidan cho trẻ là gì?Amidan là một cơ quan thuộc hệ bạch huyết (tương tự như các tuyến amidan ở vòm họng), nhiệm vụ của chúng ... [xem thêm]

Sinh thiết xuyên phế quản

(39)
Tìm hiểu chungSinh thiết xuyên phế quản là gì?Sinh thiết xuyên phế quản là phương pháp lấy ra một mẫu mô nhỏ từ phổi của bạn. Đây là một phương pháp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN