Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

(3.78) - 24 đánh giá

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy mắc phải các bệnh về răng miệng cao hơn những người khác. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ bị bệnh viêm nha chu (viêm nướu nặng); vì bệnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, nếu kiểm soát lượng đường trong máu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Bệnh viêm nha chu

Khi các mảng bám trên răng không được loại bỏ thường xuyên, vi khuẩn trong mảng bám có thể gây ra viêm nướu và nướu không còn dính lên răng, dẫn đến bệnh viêm nha chu. Nếu bệnh nha chu không được điều trị sớm có thể gây mất xương ổ răng và thậm chí gây mất răng.

Hình 1: Bệnh viêm nha chu

Hiện chưa rõ lý do tại sao, những người tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao và thường nặng hơn so với người không tiểu đường. Những người tiểu đường được kiểm soát tốt đường huyết có mức độ viêm nha chu nhẹ hơn ở những người tiếu đường không được kiểm soát tốt. Một số bằng chứng cho thấy việc điều trị bệnh viêm nha chu có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Như vậy, để kiểm soát lượng đường huyết cần có một chế độ ăn uống cân bằngchăm sóc răng miệng tốt.

Để ngăn ngừa các bệnh nha chu, cần chăm sóc răng miệng tốt ở nhà và thường xuyên đến nha sĩ. Mảng bám lâu ngày có thể trở nên cứng chắc, thô ráp, xốp gọi là vôi răng hay cao răng đọng lại trên bề mặt răng, trên và dưới đường viền nướu. Mảng bám và mảnh vụn thức ăn đọng lại trên vôi răng làm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu. Vôi răng được lấy đi bởi quá trình làm sạch răng được thực hiện bởi nha sĩ.

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng của bệnh nha chu: nướu răng dễ bị chảy máu; nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng, khi ấn vào nướu thấy mủ chảy ra giữa răng và nướu; hơi thở hôi dai dẳng; răng lung lay hoặc thưa ra nhất là khi ăn nhai hay bất cứ sự thay đổi độ khít sát của phục hình hàm giả bán phần.

Nhiễm nấm do bệnh tiểu đường gây ra

Có một số loại nấm tồn tại tự nhiên trong miệng. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ kìm hãm sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường có một hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên có nguy cơ nhiễm nấm cao.

Nấm candida miệng, hay tưa miệng (thrust), là một nhiễm nấm xảy ra trong miệng. Tưa miệng có dạng mảng màu trắng hoặc đỏ, gây đau và có thể tiến triển loét. Vết tưa miệng ở lưỡi gây đau, cảm giác nóng rát và gây ra khó khăn trong việc nuốt. Nấm thường xảy ra ở những người hút thuốc, đeo hàm giả hoặc cần phải được điều trị thường xuyên với thuốc kháng sinh. Lượng đường máu cao cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Nếu bạn bị nhiễm nấm, hãy đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc kháng nấm để điều trị.

Lời khuyên để duy trì sức khỏe răng miệng khỏe mạnh

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt ở nhà là rất quan trọng để đạt được sức khỏe răng miệng. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và làm sạch bề mặt giữa các răng bằng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng một lần một ngày. Sử dụng các sản phẩm đã được ADA – hiệp hội nha khoa Mỹ (American Dental Association) chấp nhận về tính an toàn, hiệu quả.

Hình 2: Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa
Việc thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng và lấy vôi răng định kì là rất quan trọng. Hãy nói với nha sĩ của bạn rằng bạn có bệnh tiểu đường, cho dù đường huyết của bạn đã được kiểm soát tốt và báo cho nha sĩ của bạn biết bạn đang sử dụng các loại thuốc nào. Ngoài ra, hãy trao đổi với nha sĩ của bạn về bất kỳ vấn đề răng miệng bạn đang mắc phải, kể cả bệnh khô miệng.

Hình 3: Đi khám nha sĩ ít nhất mỗi 6 tháng 1 lần

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm, cần phải luôn kiểm soát tốt lượng đường huyết của bạn. Nếu bạn đeo hàm giả, hãy lấy ra và làm sạch chúng hàng ngày. Nói chung, không nên đeo hàm giả suốt cả ngày vì có thể có sự kích ứng mô nướu bởi vật liệu làm hàm giả.

Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và nhiễm nấm (tưa miệng).

Chăm sóc răng miệng tốt ở nhà và thường xuyên đến gặp nha sĩ sẽ giúp cho bạn luôn có một nụ cười khỏe mạnh. Hãy nói với nha sĩ của bạn về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và các vấn đề về răng miệng mà bạn mắc phải để từ đó nha sĩ đưa ra một kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng dành riêng cho bạn.

Xem thêm bài viết Cách giữ hàm răng trắng sạch của Nguyễn Duy Hùng

Tài liệu tham khảo

  • Diabetes: Tips for good oral health. J Am Dent Assoc, 2010. 141(7): p. 926.
  • http://jada.ada.org/content/137/suppl_2/26S.long
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Ths.BS. Ngô Thị Thanh Tâm - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Răng khôn có nguy hiểm?

    (33)
    Răng khôn hay còn được gọi là răng cối lớn thứ ba, là răng cuối cùng phát triển và xuất hiện trong miệng. Chúng thường xuất hiện trong khoảng độ tuổi ... [xem thêm]

    Đây là cô dâu… với nụ cười sáng và xinh!

    (89)
    Bạn đang dự định tổ chức một đám cưới? Sẽ có nhiều điều cần phải chuẩn bị. Bên cạnh trang phục, hoa và thức ăn, có một điều mà ai cũng chú ý: ... [xem thêm]

    Chăm sóc răng miệng khi đi du lịch xa

    (95)
    Cuộc sống ngày càng phát triển với guồng quay công việc hối hả thì nhu cầu hưởng thụ của con người cũng cần được đáp ứng. Du lịch là một trong ... [xem thêm]

    Phẫu thuật nâng xoang và tái tạo sống hàm

    (86)
    Nâng xoang Giới thiệu Một chìa khóa cho sự thành công của implant chính là khối lượng và số lượng xương nơi implant được đặt vào. Xương hàm trên phía ... [xem thêm]

    Quà tặng ý nghĩa cho người thân yêu

    (60)
    Các sản phẩm chăm sóc răng miệng giúp mang lại nụ cười tươi, tại sao không? Khi những ngày lễ, ngày kỉ niệm cận kề, mọi người lại phải vắt óc suy ... [xem thêm]

    Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng

    (73)
    Sealant nha khoa là lớp nhựa mỏng phủ trên mặt nhai các răng sau (răng hàm) để bảo vệ răng không bị sâu. Các bề mặt gồ ghề trên mặt nhai được sealant ... [xem thêm]

    Từ bỏ thói quen hút thuốc

    (53)
    Mark Twain, một nhà văn nổi tiếng của Hoa Kỳ, đã từng nói: “Bỏ hút thuốc thì dễ dàng. Tôi đã thực hiện nó một ngàn lần.” Để từ bỏ thói quen hút ... [xem thêm]

    Viêm nha chu

    (94)
    Viêm nha chu là gì? Mô nha chu là mô quanh răng hay các mô nâng đỡ răng bao gồm các cấu trúc nâng đỡ răng là mô mềm (nướu răng) và xương nâng đỡ (xương ổ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN