Chi tiết về 3 nhóm thuốc trị đau dạ dày phổ biến

(3.9) - 62 đánh giá

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như trào ngược axit, táo bón, co thắt cơ dạ dày hay loét dạ dày. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp.

Thuốc điều trị ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Để điều trị trào ngược, bạn có thể dùng thuốc giảm hay trung hòa axit dạ dày, thuốc đau dạ dày, hoặc thuốc cơ vòng thực quản.

Thuốc giảm hay trung hòa axit dạ dày

  • Các loại thuốc không cần kê toa để chữa đầy hơi. Thuốc có chứa simethicone có khả năng giảm đau bằng cách loại bỏ hơi như Mylanta® và Gas-X®;
  • Thuốc giảm tạo axit. Gọi là thuốc ức chế thụ thể H2, những thuốc này không cần kê toa và có chứa cimetidine (Tagamet HB®), famotidine (Pepcid AC®), nizatidine (Axid AR®) và ranitidine (Zantac 75®). Những loại thuốc mạnh hơn thì cần có toa để mua;
  • Thuốc ức chế proton giảm axit dạ dày bằng cách ngăn cản quá trình tạo axit và bơm axit có chứa: lansoprazole (Prevacid®) và omeprazole (Prilosec®).

Thuốc cơ vòng thực quản

Chất prokinetic giúp giảm cơn đau dạ dày do trào ngược bằng cách tống đẩy thức ăn đi nhanh hơn trong ống tiêu hóa. Vì thế, thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày giảm xuống và sẽ giảm nguy cơ đau dạ dày. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc có chứa metoclopramide (Reglan®), nhưng thuốc sẽ không có hiệu quả với tất cả các bệnh nhân và cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc táo bón

Bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân hay làm tăng nhu động ruột giúp đi tiêu nhiều hơn.

Thuốc làm mềm phân

Thuốc nhuận tràng có tác dụng giữ nước trong phân khiến phân mềm hơn giúp bạn đi đại tiện dễ dàng. Các loại thuốc này gọi là thuốc nhuận tràng tạo khối.

Các loại thuốc nhuận tràng tạo khối thông dụng là ispaghula husk, methylcellulose và sterculia. Khi dùng loại thuốc này, bạn phải uống nhiều nước, không uống thuốc trước khi ngủ. Thuốc sẽ có tác dụng sau 2-3 ngày.

Một loại thuốc nhuận tràng khác là thuốc nhuận tràng đẳng trương. Thay vì giữ nước trong phân, thuốc này giúp tăng lượng nước trong ruột. Từ đó làm mềm phân và khiến bạn muốn đi cầu. Loại thuốc này thường được dùng khi thuốc nhuận tràng tạo khối không hiệu quả.

Thuốc nhuận tràng đẳng trương thường dùng là lactulose và macrogols. Cũng như thuốc nhuận tràng tạo khối, khi dùng loại thuốc đẳng trương bạn cũng phải uống nhiều nước và thuốc sẽ có tác dụng sau 2-3 ngày.

Thuốc kích thích nhu động ruột

Vài người gặp khó khăn khi đi đại tiện vì cơ vòng ở vùng hậu môn quá yếu. Thậm chí khi phân mềm, cơ vòng hậu môn vẫn phải co bóp thì bạn mới có thể đi ngoài. Loại thuốc này kích thích cơ nằm dọc ống tiêu hóa, giúp chuyển phân và chất thải di chuyển từ ruột già đến hậu môn.

Những thuốc thường dùng thuộc loại này là senna, bisacodyl và sodium picosulphate. Thuốc này chỉ được dùng ngắn hạn và sẽ có công dụng trong 6-12 giờ.

Thuốc chữa đau dạ dày do loét

Loét dạ dày thường do nhiễm khuẩn H. pylori. Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu nghi ngờ mình nhiễm vi khuẩn này sau khi đã thử các phương pháp khác mà vẫn không hết đau.

Những thuốc sau có thể giúp giảm axit trong dạ dày:

  • Thuốc kháng axit: Có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm đau nhanh chóng. Các tác dụng phụ bao gồm táo bón hay tiêu chảy phụ thuộc vào thành phần chính của thuốc. Thuốc này chỉ làm giảm cơn đau chứ không làm lành vết loét;
  • Thuốc kháng thụ thể Histamine (H2): Thuốc này giảm lượng axit bằng cách khóa thụ thể histamine ở dạ dày. Một vài loại thuốc có chứa các thành phần như ranitidine (Zantac®), famotidine (Pepcid®), cimetidine (Tagamet®) và nizatidine (Axid®);
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Giúp ngăn quá trình tạo axit thông qua việc ức chế bơm proton. Các loại thuốc này có chứa omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®), rabeprazole (Aciphex®), esomeprazole (Nexium®) và pantoprazole (Protonix®);
  • Thuốc bảo vệ thành dạ dày và ruột non như sucralfate (Carafate®) hay bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®).

Khi bác sĩ đã xác nhận bạn bị loét dạ dày do nhiễm H. pylori, bạn cần uống thêm thuốc kháng sinh cùng với những loại thuốc trên trong quá trình điều trị. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng 2-4 tuần. Bạn có thể cần phải lặp lại quá trình điều trị nếu như xét nghiệm vẫn còn vi khuẩn.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ hay dược sĩ về cách sử dụng thuốc, liều lượng tiêu chuẩn, tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc với các thuốc hay chất bổ sung khác mà bạn đang sử dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách điều trị đau thắt lưng tại nhà

(23)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Kiến thức về HIV mà thanh thiếu niên cần biết

(65)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ: một hành trình đầy thú vị

(39)
Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với ... [xem thêm]

Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông

(62)
Bụng bia làm cho các quý ông cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn, kém hấp dẫn hơn trong những bộ vest. Chỉ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và luyện ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Bố mẹ nên dạy con về cách chia sẻ ngay khi còn nhỏ

(85)
Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra nóng giận khi các bé thể hiện tính ích kỷ, ganh tỵ với mọi người , nhưng cần nhớ rằng đó là tâm lý bình thường đối với trẻ ... [xem thêm]

Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

(42)
Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, bố mẹ không có đủ thời gian quan tâm con cái. Vì thế, nhiều người không phát hiện hành vi bất thường của trẻ.Bé Bo (5 ... [xem thêm]

Cẩm nang các loại thuốc bôi trĩ hiệu quả

(76)
Các loại thuốc bôi trĩ có thể điều trị một số triệu chứng và làm dịu cơn đau do trĩ rất hiệu quả nhờ có thành phần hydrocortisol. Tùy thuộc vào trọng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN