Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(4.22) - 96 đánh giá

Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy, cholesterol cao gây bệnh gì? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Hãy cùng HelloBacsi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung về cholesterol

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao hay tăng cholesterol là tình trạng hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường.

Chỉ số cholesterol cao gây bệnh gì?

Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi chỉ số cholesterol trong máu cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.

Triệu chứng cholesterol cao

Những dấu hiệu và triệu chứng cholesterol cao là gì?

Những người bị tăng cholesterol máu hầu như không có dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường nào. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cholesterol cao

Nguyên nhân cholesterol cao là gì?

Để có thể vận chuyển trong máu, cholesterol phải gắn với protein. Sự kết hợp của protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Lipoprotein được phân thành 2 nhóm nhỏ gồm LDL và HDL. Tuy là 2 nhóm phân biệt nhưng không phải ai cũng biết sự khác nhau giữa cholesterol HDL và LDL là gì.

  • Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Cholesterol LDL hay cholesterol “xấu” vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể. Cholesterol LDL tích tụ ở thành động mạch và khiến thành động mạch cứng, hẹp hơn bình thường;
  • Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL hay cholesterol “tốt” thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan.

Một số yếu tố như không hoạt động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL, làm giảm lượng cholesterol HDL và gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, cấu trúc gen cũng có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ LDL của các tế bào hay khiến gan sản xuất quá ra nhiều cholesterol.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có chỉ số cholesterol cao?

Theo ước tính, chỉ số cholesterol trong máu cao đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những người bị béo phì hoặc không vận động nhiều.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng cholesterol cao

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn không hợp lý, giàu chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa
  • Béo phì
  • Chu vi vòng eo lớn
  • Ít tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Đái tháo đường

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng cholesterol cao?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol. Xét nghiệm này có tên là bilan lipid màu, giúp bạn kiểm tra nồng độ:

Để các phép đo chính xác nhất, bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) từ 9 đến 12 giờ trước khi lấy máu. Các tiêu chuẩn bình thường của mức cholesterol có thể khác nhau tùy phòng xét nghiệm. Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về kết quả.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng cholesterol cao?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ lựa chọn co bạn dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Dưới đây là một số thuốc có thể được dùng:

Statin

Statin có thể ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu. Thuốc statin cũng có thể giúp cơ thể bạn tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch.

Resin kết nối axit mật

Gan sử dụng cholesterol để tạo ra axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc này hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống và giải phóng vào máu. Thuốc ezetimibe giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với thuốc statin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng cholesterol cao?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

(57)
Không ít người bất ngờ khi thấy trẻ vừa chào đời đã có răng sơ sinh. Một số người còn cho rằng miệng bé ngậm ngọc, sau này bé sẽ sung sướng. Tuy ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa cúc: Đa chức năng, nhiều công dụng

(41)
Tinh dầu hoa cúc nổi tiếng với nhiều lợi ích khác nhau, từ tốt cho da và tóc cho đến giúp bạn có thể thư giãn, đẩy lùi căng thẳng.Nếu bạn cảm thấy quá ... [xem thêm]

Ngực con gái tuổi dậy thì phát triển thế nào?

(27)
Tuổi dậy thì là thời điểm mà cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đối với con gái, sự thay đổi lớn nhất là những khác lạ xuất hiện ... [xem thêm]

Liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không?

(90)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí qua đường thở. Nhờ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

(15)
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Singapore. Bệnh viện luôn cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc chất ... [xem thêm]

Thực đơn cho người cao huyết áp: Làm sao để hấp dẫn hơn?

(29)
Khám phá và lựa chọn những loại gia vị có thể thay thế muối trong thực đơn cho người cao huyết áp sẽ giúp bạn và người thân yêu có một bữa ăn ngon ... [xem thêm]

Mẹ nên hoặc kiêng ăn gì khi đang cho con bú?

(65)
Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn ... [xem thêm]

Phụ nữ trung niên có còn sức cuốn hút không?

(70)
Tuổi trung niên hay tuổi “giao mùa”, cái tuổi mà trẻ không trẻ mà già thì cũng chưa phải là già. Độ tuổi mà phụ nữ phải đối mặt với hàng tá vấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN