Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Cơn đau mãn tính và cách điều trị

(3.63) - 72 đánh giá

Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau.

Theo thống kê, mỗi năm, ở Mỹ có hơn 100 triệu người gặp phải những cơn đau kéo dài. Nhiều người phàn nàn về các cơn đau dai dẳng của mình nhưng lại không biết rằng chúng được gọi là đau mạn tính và cũng không biết cải thiện tình trạng này như thế nào cho an toàn, hiệu quả. Họ chịu đựng từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy đau mạn tính là gì và thường gặp trong những bệnh lý nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua những chia sẻ dưới đây.

Đau mạn tính là gì?

Đau là dấu hiệu của bệnh tật, là yếu tố của sự sinh tồn và cũng là điều có thể phá hủy cả thể lực và tâm trí con người nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Theo thời gian và tính chất, đau được chia làm 3 loại chính: Đau cấp tính, đau bán cấp, đau mạn tính.

Trong đó, đau mạn tính là cơn đau kéo dài từ 3 – 6 tháng hay tái đi tái lại nhiều lần dù vết thương đã lành. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm gân, đau nửa đầu, hội chứng ống cổ tay, đau sau đột quỵ, đau sau phẫu thuật, đau do ung thư…

Những cơn đau này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Theo ước tính, có khoảng 20% người Mỹ trưởng thành (42 triệu người) nói rằng những cơn đau mạn tính làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Nếu tình trạng này kéo dài, ngoài việc bị mất ngủ, người bệnh còn dễ bị kích thích, thay đổi tâm trạng, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi và cảm thấy mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày.

Đau mạn tính có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm sinh lý

Các loại đau mạn tính thường gặp hiện nay

Đau là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân gây đau thường xuất phát từ 3 cơ chế: Đau do thụ cảm thể, đau do nguyên nhân thần kinh và đau do thay đổi môi trường ngoại bào. Trong đó, đau mạn tính là sự tổng hợp của 2 hay 3 cơ chế kể trên. Cụ thể đau mạn tính thường gặp trong các trường hợp dưới đây:

1. Đau trong ung thư

Ung thư là một trong những bệnh lý gây nguy cơ cao dẫn đến chứng đau mạn tính, trong đó đau xương là loại đau phổ biến nhất. Tùy vào từng giai đoạn bệnh, mà cơn đau trong ung thư có thể xuất hiện với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục và thông thường được hình thành do cả 3 cơ chế gây đau.

Cụ thể: Các khối u phát triển gây chèn ép những phần lân cận của cơ thể, gây đau do cơ chế thụ cảm thể. Đồng thời, sự tổn thương lớp màng bảo vệ dây thần kinh dẫn đến sự phóng xung điện không kiểm soát và gây đau do nguyên nhân thần kinh. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư có đặc điểm phát triển mạnh trong môi trường axit, do vậy khi chúng di căn đến bất kỳ cơ quan nào cũng sẽ làm acid hóa môi trường tại đó và gây đau – đây là cơn đau do môi trường acid ngoại bào.

2. Đau do nguyên nhân thần kinh

Đây là một loại đau thường gặp trong các trường hợp như đau đầu, đau do zona thần kinh, đau sau đột quỵ, đau sau phẫu thuật…

Đau sau đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng dòng máu lưu thông đến não bị cắt đứt đột ngột, khiến các tế bào não bị thiếu oxy cấp tính và bắt đầu chết dần. Sau cơn đột quỵ, gần như các cơ quan và hệ thần kinh đều phải hứng chịu những hậu quả nặng nề dẫn tới triệu chứng đau nhức toàn bộ cơ thể. Cụ thể, đột quỵ làm phá hủy lớp màng bao bọc myelin bảo vệ bên ngoài, khiến các xung điện phóng một cách không kiểm soát và gây ra các triệu chứng đau nhức.

Đau sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, các tế bào thần kinh thường bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến chứng đau dai dẳng, kéo dài. Các loại đau thần kinh do phẫu thuật bao gồm:

  • Đau thần kinh trung ương: Cơn đau bắt nguồn từ tổn thương não hoặc tủy sống. Loại đau này có thể gặp khi phẫu thuật dây thần kinh tại vị trí não hoặc cột sống.
  • Đau thần kinh ngoại biên: Cơn đau này bắt nguồn từ các dây thần kinh không phải là một phần của não hoặc tủy sống, chẳng hạn như dây thần kinh ở tay và chân. Loại đau này có thể gặp trong các trường hợp phẫu thuật tại khớp hoặc thay thế khớp.

Xử trí các cơn đau mạn tính như thế nào?

Mục tiêu chính trong việc điều trị đau mạn tính là giảm các triệu chứng đau và cải thiện chức năng. Thông thường, khi nhắc đến điều trị đau, đa phần mọi người thường nghĩ đến việc sử dụng các loại thuốc giảm đau bởi những loại thuốc này thường cho tác dụng nhanh.

Tuy nhiên, chứng đau mạn tính lại đáp ứng kém với các loại thuốc giảm đau, nên đa phần bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các nhóm thuốc chống động kinh, chống trầm cảm. Trong đó, thuốc chống trầm cảm ba vòng tác động làm tăng lượng morphin nội sinh, từ đó giúp kiểm soát cơn đau mạn tính. Còn các thuốc chống động kinh hoạt động dựa trên cơ chế giảm tính kích thích nơ-ron và chẹn synap, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

Nhìn chung, sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài hoặc dùng với liều lượng cao. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh dùng thuốc giảm đau quá 10 ngày liên tiếp trừ khi được bác sĩ theo dõi. Đặc biệt, khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn.

Ngoài việc dùng thuốc, để kiểm soát cơn đau, các chuyên gia khuyên người bệnh nên:

  • Tập thể dục: Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp não sản sinh endorphin, một nhóm axit amin trong cơ thể có tác dụng giảm đau tự nhiên.
  • Châm cứu: Liệu pháp này giúp giải phóng một loại phân tử tự nhiên tên là adenosine ở những khu vực bị đau.
  • Ngủ đủ giấc: Mặc dù đau sẽ khiến người bệnh khó ngủ nhưng ngủ không đủ giấc có thể khiến cho cơn đau mạn tính tăng gấp nhiều lần.
  • Thay đổi chế độ ăn: Một số thực phẩm có thể là yếu tố gây ra các cơn đau nếu bạn không chú ý. Chẳng hạn, rượu vang đỏ và pho mát có thể kích hoạt các cơn đau nửa đầu, hoặc thịt mỡ, sữa có thể làm trầm trọng thêm chứng đau khớp. Chính vì vậy, bạn cần loại bỏ sớm những món ăn này khỏi thực đơn của mình.
  • Hít thở sâu: Đặt tay lên bụng, hít thở sâu và chậm, sau vài phút bạn sẽ cảm thấy bớt đau đớn và căng thẳng.
Đi bộ 30 phút mỗi ngày là cách để giảm đau tự nhiên

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều người còn có xu hướng tìm kiếm các phương pháp giảm đau bằng thảo dược. Một trong những sản phẩm giúp giảm đau được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên được nhiều chuyên gia khuyên dùng chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương (*).

Bách Thống Vương – Giúp giảm đau, tiêu sưng

Được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên gồm: Vỏ cây liễu, Cao Sơn đậu căn, Cao Tam lăng, Cao Huyền hồ sách, Cao Tô mộc kết hợp với các khoáng chất như đồng, mangan, magie, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương có thể tác động lên cả 3 cơ chế gây đau, bao gồm: Đau do nguyên nhân thần kinh, đau do thụ cảm thể và đau do thay đổi môi trường ngoại bào. Cụ thể:

Với thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin, trong cơ thể chất này chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng ức chế chất trung gian hóa học prostaglandin (chất làm giảm ngưỡng đau), từ đó giúp giảm đau do thụ cảm thể.

Bên cạnh đó, một số thảo dược quý như cao Huyền hồ sách, cao Tam lăng, cao Bán biên liên, cao Tô mộc, cao Sơn đậu căn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, từ đó giúp làm giảm và ngăn ngừa cơn đau do nguyên nhân thần kinh.

Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) kết hợp cùng trong công thức giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào, từ đó làm giảm những cơn đau do nguyên nhân acid hóa.

Do chứa các thành phần thảo dược từ thiên nhiên, sản phẩm này giúp hỗ trợ giảm đau ưu việt hơn nhiều so với các loại thuốc giảm đau Tây y và đặc biệt, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương

Bách Thống Vương được xem là công thức toàn diện giúp giảm đau, tiêu sưng, dùng cho người bị chứng đau đầu, đau xương khớp, phụ nữ đau bụng kinh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên Bách Thống Vương.

Chuyên gia nói gì về tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, vỏ liễu có tác dụng giảm đau và được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp đau đầu, đau cơ, đau bụng kinh, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, bệnh gout và viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, vỏ liễu cũng được sử dụng để giảm sốt do cảm lạnh thông thường, cảm cúm và giảm cân.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia phân tích cụ thể trong nội dung video dưới đây:

>>> Bạn có thể xem thêm chuyên gia giải thích về triệu chứng đau tại đây.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chứng đau mạn tính hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Bách Thống Vương, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 6104 hoặc điện thoại số 0902207112 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Hiểu về điều trị loét dạ dày

(67)
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống dinh ... [xem thêm]

Làm thế nào để nhận biết bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ?

(35)
Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người cao tuổi. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể ... [xem thêm]

Cách chọn sữa rửa mặt theo mỗi loại da

(27)
Sữa rửa mặt tốt và phù hợp là bước đầu tiên của việc chăm sóc da. Bên cạnh việc loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hay ngăn tình trạng bít lỗ chân lông (mà ... [xem thêm]

Hiểm họa không ngờ ẩn trong các sản phẩm làm đẹp

(93)
Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn sản phẩm làm đẹp được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc tóc và da của các chị em phụ nữ. Có khi nào bạn ... [xem thêm]
Đang tải ...

Đau xương chậu khi quan hệ: Thử ngay 4 bí quyết sau để đánh bay cơn đau

(65)
Hầu hết những người có vấn đề với khớp xương chậu đều gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Làm sao để đối phó tình trạng đau xương chậu khi quan ... [xem thêm]

9 biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ bạn nên biết

(85)
Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện những khiếm khuyết trên cơ thể? Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ một liệu pháp nào, bạn nên tìm ... [xem thêm]

Rau mồng tơi: Món ăn dân dã mà giàu dinh dưỡng

(23)
Rau mồng tơi là món ăn dân dã rất quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt với những món ăn ngon như canh rau mồng tơi, rau mồng tơi xào tỏi… Đây không những ... [xem thêm]

Lươn là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho mẹ bầu

(93)
Thịt lươn từ lâu được xem là thực phẩm có tính hàn, giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Đối với mẹ bầu, thịt lươn cũng là một loại ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...