Cử động thai nhi: phát hiện sớm dấu hiệu bất thường!

(4.27) - 62 đánh giá

Cảm nhận được cái xoay người, luồn lách, đấm tay, vung chân và nấc cụt của con là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất đối với người mẹ. Đấy là những biểu hiện đầy sinh lực cho thấy có một sự sống đang lớn lên trong bạn từng ngày. Vì vậy, bạn nên thường xuyên chú ý nhằm phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường để báo cho bác sĩ sớm nhất có thể.

Thai nhi cử động thế nào là bình thường?

“Sao con cử động nhanh quá!” có thể là ý nghĩ xuất hiện trong đầu bạn khi cảm nhận được những cử động đầu tiên của thai nhi. Bạn sẽ thấy cồn cào và nôn nao trong bụng.

Những cử động này sẽ diễn ra bất cứ lúc nào vào tuần thứ 16-22 của thai kỳ. Nếu đã có em bé trước đó, bạn sẽ có cảm giác giống như vậy trong lần mang thai tiếp theo. Nếu bạn không cảm thấy chuyện động của thai nhi mỗi ngày kể từ tuần thứ 24, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Mách mẹ cách theo dõi thời gian cử động của thai nhi

Theo dõi và đếm cử động thai rất quan trọng. Sau 28 tuần, thai nhi nên cử động ít nhất 6 lần/giờ trong một ngày. Không nhất thiết thai nhi phải cử động đúng 6 lần mỗi giờ nhưng bé cần phải có một giờ vận động mỗi ngày. Nếu bé không chuyển động, có thể là bé đang kiệt sức do bị kẹt trong dây rốn hoặc do cơ thể bạn quá ít nước ối. Những biến chứng này có thể rất nghiêm trọng. Nếu bạn cảm thấy bé không cử động bình thường, hãy uống một ít nước trái cây, nằm nghiêng về bên trái khoảng một tiếng và chú ý theo dõi những cử động của bé. Sau một giờ, nếu bạn không thể đếm được 6 cử động khác nhau thì nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Những cử động lạ của thai nhi

Nếu bạn thấy cử động có nhịp điệu vài giây một lần, có thể là bé đang bị nấc cụt. Ban đầu, cảm giác này có thể làm bạn lo lắng, nhưng đây là một phản ứng bình thường trong sự phát triển của thai nhi và là dấu hiệu cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh.

Các hoạt động của bé trong bụng mẹ không theo một lịch trình nào cả. Bạn chỉ cần nhớ là bé hoạt động 1 giờ/ngày là đủ và không nhất thiết ngày phải diễn ra cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

Khi thai nhi ngày càng phát triển và bụng mẹ dần trở nên chật chội, cường độ hoạt động của bé có thể giảm đi.

Mỗi lần mang thai đều không giống nhau vì thế cử động của thai nhi cũng sẽ khác nhau. Bạn không nên so sánh cử động của lần mang thai này với lần mang thai trước. Tuy nhiên, nếu bé không có cử động hoặc bạn không thể đếm được cử động của bé, bạn nên đến bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Các yếu tố tác động đến việc người mẹ cảm nhận cử động của thai nhi

Nhận thức của người mẹ về cử động của thai nhi còn phụ thuộc vào một vài yếu tố như vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai gắn vào phía trước tử cung, nó sẽ giống như một cái gối được đặt giữa bạn và bé. Điều này khiến bạn khó đếm được cử động thường xuyên của con hơn. Đó cũng là lý do tại sao bạn cảm thấy những lần cử động của thai nhi cách nhau khá lâu.

Trọng lượng của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động của bé. Nếu bị thừa cân và có lớp mỡ quanh bụng, bạn khó có thể nhận thấy cử động của bé một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nhịp tim hằng tuần nhằm xác nhận mọi thứ đều ổn với bé.

Mỗi đứa trẻ có cá tính riêng đặc trưng ngay từ khi còn trong bụng mẹ nên số lần cử động hay những cử động của bé sẽ rất đa dạng. Vì thế, thai nhi có hoạt động khoảng một giờ/ngày là ổn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của cà phê đối với trí não

(61)
Cà phê là thức uống phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nói đến tác dụng của cà phê, hầu hết mọi người đều cho rằng công ... [xem thêm]

Gương mặt bạn có đạt “tỷ lệ vàng”?

(97)
Không có tiêu chuẩn nhất định nào cho cái đẹp, nhưng có lẽ chúng ta vẫn luôn cảm nhận được cái đẹp trước mắt. Cái đẹp là một khái niệm phụ thuộc ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi dùng kháng sinh?

(41)
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một chứng bệnh, bạn cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ... [xem thêm]

Nghiến răng khi ngủ có phải là bệnh?

(57)
Nghiến răng là tình trạng ghì và siết chặt, ép hai hàm răng lại với nhau tạo âm thanh ken két. Nếu bạn mắc chứng nghiến răng, bạn có thể vô thức nghiến ... [xem thêm]

Thói quen khi ngủ của bé: ngáy, đổ mồ hôi, gập đầu

(94)
Trong lúc ngủ, bé có thể có những thói quen hay tạo ra những âm thanh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của những âm thanh và những thói quen khi ngủ thường ... [xem thêm]

[Món ngon] Ăn trứng cá có tốt không?

(64)
Vị beo béo thơm thơm cùng tiếng bể tách tách khi trứng cá tan trong miệng hẳn sẽ khiến nhiều người không thể bỏ qua những món ngon từ trứng cá. Thế nhưng ... [xem thêm]

Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ

(32)
Bơi lội mang lại niềm vui cho trẻ, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các tai nạn đuối nước, thậm chí với cả những trẻ biết bơi. Vậy nên, những quy ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn hết mệt trong người khi đến ngày đèn đỏ

(29)
Bạn thường cảm thấy mệt trong người đến mức chỉ muốn nằm bẹp dí trên giường mỗi khi đến kỳ đèn đỏ? Hãy thử các bí quyết chăm sóc sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN