Động viên người đang chạy thận như thế nào?

(4.2) - 14 đánh giá

Quá trình lọc máu (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) là quá trình giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm được điều này. Quá trình điều trị yêu cầu được theo dõi liên tục và thực hiện đều đặn trong một thời gian nhất định khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và có suy nghĩ tiêu cực. Hãy cùng Chúng tôi kiểm tra ngay bạn có mắc phải những hiểu lầm về điều trị lọc máu khi mắc bệnh thận không nhé.

1/Hiểu lầm về điều trị lọc máu: Lọc máu phải được thực hiện ở bệnh viện và rất mất thời gian

Có thể bạn đã từng nghe rằng cách tiếp nhận điều trị lọc máu duy nhất là phải đến một trung tâm ít nhất ba lần mỗi tuần, mỗi lần điều trị sẽ kéo dài trong nhiều giờ. Tuy nhiên, trên thực tế, lọc máu có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Bạn có thể điều trị lọc máu tại một đơn vị lọc máu, bệnh viện hay tại chính nhà riêng của bạn. Bạn cũng có thể làm thẩm phân phúc mạc tại nhà bạn. Bạn và bác sĩ sẽ là người quyết định cách chạy thận và địa điểm nào là tốt nhất cho bạn, cũng như dựa trên tình trạng sức khỏe và mong muốn của bạn.

2/Hiểu lầm về điều trị lọc máu: Lọc máu sẽ rất đau đớn

Sự thật là tùy thuộc vào cách chạy thận mà bạn chọn. Nếu bạn đang áp dụng phương pháp lọc máu, bạn có thể sẽ khó chịu khi kim được đưa vào lỗ rò hoặc chỗ ghép, nhưng hầu hết bệnh nhân thường không có vấn đề nào khác. Việc điều trị lọc máu có bản chất không gây đau.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể tụt huyết áp dẫn đến buồn nôn, ói mửa, nhức đầu hoặc vọp bẻ (chuột rút). Nếu bạn chăm sóc theo chế độ ăn uống dành riêng cho thận và hạn chế chất lỏng thì có thể tránh được các tác dụng phụ này.

3/Hiểu lầm về điều trị lọc máu: Lọc máu là một “án tử hình”

Sự thật là lọc máu lại nên được xem là một “giấy chứng sinh”. Khi bạn, gia đình và bác sĩ quyết định sẽ thực hiện thẩm tách thì đó cũng là lúc bạn muốn sống cuộc sống của chính bạn và sẽ cảm thấy khỏe hơn.

4/Hiểu lầm về điều trị lọc máu: Do hạn chế về thời gian và sức lực, bệnh nhân lọc máu không thể đi du lịch

Trên thực tế, các trung tâm lọc máu được đặt tại nhiều bệnh viện. Việc điều trị được chuẩn hóa ở mọi nơi. Bạn phải điều trị chạy thận tại các trung tâm khác trước khi bạn đi. Nhân viên hỗ trợ xã hội tại cơ sở của bạn có thể thông báo cho bạn biết những gì bạn cần làm. Về sức khỏe, nếu bạn tự chăm sóc bản thân và làm theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn sẽ cảm thấy rất ổn.

5/Bệnh nhân lọc máu không có thời gian và năng lượng để làm việc

Nhiều bệnh nhân chạy thận có thể trở lại làm việc hay trường học sau khi được lọc máu.

6/Bệnh nhân lọc máu không có “tiếng nói” trong việc điều trị của mình

Là một bệnh nhân, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát chung quá trình điều trị của bản thân. Bệnh nhân vẫn có đầy đủ quyền công dân, bao gồm được nhận đầy đủ chất lượng chăm sóc, bảo mật, thông tin y tế, công tác xã hội và tư vấn chế độ ăn uống

7/Là bệnh nhân lọc máu, bạn sẽ cảm thấy cô đơn và là gánh nặng cho gia đình

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân lọc máu khi đã trở nên quen với phương pháp điều trị lọc máu thì sẽ thực sự bắt đầu cảm thấy tốt hơn rất nhiều so với trước đây và không còn cảm thấy mình là một gánh nặng cho gia đình nữa. Ngoài ra, nhiều người còn tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ với mình, ví dụ như tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về thận.

Hiểu đúng về điều trị lọc máu sẽ giúp giải tỏa những lo lắng của bạn khi điều trị, từ đó góp phần giúp việc điều trị của bạn hiệu quả và chất lượng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lời khuyên của bạn thân có thể khiến bạn chia tay người yêu

(77)
Những khi nhớ nhung hay giận dỗi người yêu, các cô nàng sẽ có xu hướng bộc bạch tâm sự với bạn thân của mình. Làm thế nào để nhận diện những lời ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm cực kỳ tốt cho đời sống tình dục!

(93)
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có ảnh hưởng đến cơ thể và hoạt động tình dục. Hello Bacsi sẽ mách bạn loại thực phẩm tốt cho tình dục qua bài ... [xem thêm]

Bỏ túi 5 cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ

(15)
Tăng huyết áp đang có xu hướng phát sinh ở người từ 35 tuổi trở xuống. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tìm hiểu một số cách điều trị ... [xem thêm]

9 cạm bẫy tâm lý khiến bạn hành động khác suy nghĩ

(88)
Đôi lúc bạn nhận ra mình suy nghĩ một đằng, nhưng lại làm một nẻo? Hãy khám phá những cạm bẫy tâm lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành ... [xem thêm]

Phân biệt bệnh sởi và bệnh ban đào ở trẻ nhỏ

(45)
Nhiều phụ huynh thường không thể phân biệt được sự khác biệt giữa bệnh sở và bệnh ban đào ở trẻ nhỏ. Điều này cực kỳ không tốt cho quá trình chăm ... [xem thêm]

Những điều cần biết về Panadol Extra Strength

(99)
Panadol® luôn có mặt trong tủ thuốc của mọi gia đình, dùng trong điều trị cảm cúm, những cơn đau thông thường (đau đầu, đau răng…) hay dùng để hạ sốt. ... [xem thêm]

Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ có thể là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý

(13)
Bé có thể gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng trong những năm đầu đời vì bé chưa có ý thức về việc vệ sinh răng sạch sẽ hoặc do cha mẹ xao nhãng ... [xem thêm]

Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của chiết xuất lá atisô

(76)
Chiết xuất lá atisô có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa và giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chiết xuất này vẫn có những nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN