Đừng nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ

(4.04) - 25 đánh giá

Nhiều người thường lo lắng khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, đau rát quanh hậu môn và không biết mình bị nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ. Bạn cần phải xác định nguyên nhân rõ ràng để có cách điều trị hiệu quả.

Nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ đều có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, đây có thể là một dấu hiệu đáng chú ý. Bạn cần phải xác định được rõ ràng nguyên nhân vì đó có thể liên quan đến những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc vết loét ở vùng da ngay bên trong hậu môn. Bệnh nứt kẽ hậu môn thường khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và có máu xuất hiện trong phân. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nếu bạn thực hiện một vài biện pháp tại nhà đơn giản. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Các vết nứt hậu môn hình thành trong lớp da ngay bên trong hậu môn và thường xuất hiện ở phía sau. Đôi khi, vết nứt cũng hiện diện ở phía trước hậu môn hoặc ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. Nếu bạn có những tình trạng bệnh có thể gây nứt hậu môn như bệnh Crohn, vết nứt có thể xuất hiện xung quanh hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn thường có hai giai đoạn:

  • Nứt hậu môn cấp tính khi vết nứt nông, nhỏ, có dấu hiệu viêm nề nhẹ và không kéo dài quá 6 tuần. Người bệnh có cảm giác đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể được điều trị triệt để, hạn chế chuyển thành tình trạng mạn tính.
  • Khi tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài hơn 6 tuần sẽ chuyển thành mạn tính, tạo ra những vết nứt sâu và rộng hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau thắt khó chịu và mệt mỏi kéo dài.

Nứt kẽ hậu môn là một tình trạng khá phổ biến. Khảo sát cho thấy khoảng 1 trong 10 người đã bị nứt hậu môn trong cuộc đời của họ. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, kể cả trẻ em, nhưng phần lớn nứt kẽ hậu môn xảy ra ở người từ 15–40 tuổi.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Đa số người bị nứt hậu môn đều không tìm được nguyên nhân cụ thể. Các chuyên gia thường cho rằng ống hậu môn tổn thương là kết quả của việc phân quá cứng hoặc cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Các cơ xung quanh hậu môn (cơ vòng trong) bị co thắt và căng lên khiến giảm lưu lượng máu cung cấp cho khu vực hậu môn, làm các vết nứt lâu lành. Khi nhu động ruột tăng lên sẽ làm cho các vết nứt tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Một vài lý do dẫn đến nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Căng thẳng khi đi vệ sinh do táo bón
  • Mang thai hoặc sinh con, điều này làm tăng áp lực lên đáy chậu
  • Mắc phải bệnh viêm đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn
  • Nhiễm trùng lây ra qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng da
  • Những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến da như bệnh vẩy nến
  • Sử dụng một số thuốc, như thuốc giảm đau nhóm opioid hoặc tiến hành hóa trị
  • Chấn thương ở vùng hậu môn, có thể do quan hệ tình dục hoặc phẫu thuật
  • Ung thư ruột

Điểm khác biệt giữa nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ

Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể gây ra một vài triệu chứng như:

  • Đau nhói hoặc rát xung quanh hậu môn sau khi đi đại tiện, kéo dài nhiều giờ sau đó
  • Chảy máu khi đi đại tiện tuy nhiên không phải ai cũng bị chảy máu khi đi ngoài
  • Cảm thấy co thắt các cơ xung quanh hậu môn khi đi đại tiện
  • Có cảm giác rách hậu môn

Những triệu chứng này cũng tương tự như bệnh trĩ nhưng vẫn có một số điểm khác biệt để bạn có thể phân biệt. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn vẫn cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh trĩNứt kẽ hậu môn
Khái niệmCác tĩnh mạch bị sưng lên trong hoặc ngoài ống hậu môn, thường xảy ra do táo bón mạn tính.Xuất hiện các vết nứt ở phần da xung quanh hậu môn.
Triệu chứngBan đầu, bệnh trĩ thường không được để ý đến vì chưa gây đau. Cho đến khi búi trĩ vùng hậu môn sưng to hơn, gây khó chịu cho người bệnh mới được để ý đến.Gây ra nhiều đau đớn ở khu vực hậu môn, khiến người bệnh có tâm lý ngại đi vệ sinh. Có thể chảy máu trong lúc vệ sinh.
Nguyên nhânHo mạn tính, táo bón lâu ngày, mang thaiTáo bón, mang thai, tạo áp lực lên hậu môn, bệnh Crohn
Phòng ngừaUống đủ nước và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Không tạo quá nhiều áp lực trong lúc đi đại tiện.Duy trì thói quen tốt trong khi đi vệ sinh. Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước cũng giúp phòng ngừa nứt kẽ hậu môn.
Điều trịGiai đoạn đầu bệnh trĩ thường chỉ điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, chế độ ăn để hạn chế tình trạng táo bón và giảm áp lực khi đại tiện.Cắt cơ thắt trong hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến cho vết nứt hậu môn, giúp giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì vết nứt có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý.

Bạn có thể đọc thêm về bệnh trĩ qua bài viết Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Hầu hết các vết nứt hậu môn có thể tự lành trong vòng 6-8 tuần. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một vài cách để thúc đẩy quá trình chữa lành, đồng thời giảm bớt đau đớn, khó chịu.

  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống với những thực phẩm chưa qua tinh chế (ngũ cốc nguyên hạt), trái cây và rau quả. Việc này giúp làm cho phân mềm và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Uống đủ nước, nhất là khi bạn bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể.
  • Giữ cho vùng hậu môn khô ráo, sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
  • Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mót, không cố gắng nhịn hay kéo dài thời gian đi đại tiện.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau, đặc biệt là sau khi đi đại tiện

Nếu cơn đau do nứt kẽ hậu môn vẫn còn nghiêm trọng hoặc các triệu chứng không được cải thiện, bạn có thể thử một vài phương pháp điều trị.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp giảm đau hoặc chữa lành vết nứt hậu môn:

  • Thuốc nhuận tràng hoặc chất làm mềm phân. Bạn có thể mua những thuốc này từ nhà thuốc mà không cần toa của bác sĩ. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hay ibuprofen. Hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da có tác dụng gây tê tại chỗ để giảm bớt cảm giác đau khi đi đại tiện.
  • Một vài loại thuốc được bác sĩ chỉ định như glyceryl trinitrate, thuốc chẹn kênh canxi (kem diltiazem)…

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn

Nếu các cách điều trị trên không có hiệu quả hoặc bệnh tiếp tục tái phát, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật thích hợp. Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến là tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn, làm cho nó không bị co thắt nữa, từ đó có thời gian để vết nứt được lành.

  • Tiêm Botulinum toxin (Botox). Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào cơ thắt hậu môn trong với mục đích làm thư giãn cơ tạm thời để vết nứt có thời gian lành lại.
  • Cắt mô xung quanh vết nứt (Fissurectomy). Thủ thuật này sẽ cắt đi phần da bị tổn thương xung quanh vết nứt hậu môn cùng với bất kỳ phần da thừa nào. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phương pháp này cùng với tiêm botox.
  • Cắt cơ thắt trong hậu môn. Phẫu thuật này sẽ cắt các cơ thắt trong xung quanh hậu môn để các cơ không còn căng cứng, tạo điều kiện cho vết nứt lành lại. Bác sĩ thường chỉ đề nghị thực hiện phương pháp này khi bạn đã thử các cách khác và không thành công, bao gồm tiêm botox.
  • Phẫu thuật hạ niêm mạc trực tràng (anal advancement flaps). Bác sĩ sẽ lấy phần da khỏe mạnh từ niêm mạc hậu môn để thay thế cho vùng da bị nứt. Bạn có thể tiến hành phẫu thuật này cùng lúc với cắt cơ thắt hoặc sau khi điều trị vết nứt không thành công.

Bạn có thể tham khảo về những phương pháp phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn qua bài viết sau: Điều trị nứt kẽ hậu môn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chấn thương dây chằng chéo có nên phẫu thuật?

(74)
Khi bạn tập luyện thể thao hoặc vận động mạnh sẽ rất dễ bị chấn thương dây chằng chéo ở đầu gối. Tùy theo tình trạng chấn thương, bác sĩ có thể ... [xem thêm]

Dạy con tái sử dụng và tái chế rác thải để môi trường mãi xanh

(72)
Tái chế rác thải không phải là những gì quá khó khăn hay xa vời mà bố mẹ chỉ cần hướng dẫn con cách phân loại hoặc tận dụng rác thay vì vứt đi. Tái ... [xem thêm]

Tổng quan về các loại vắc-xin và phân loại vắc-xin

(38)
Hiện nay có 7 loại vắc-xin chính, bao gồm: vắc-xin sống, giảm độc; vắc-xin bất hoạt; vắc-xin vô bào; vắc-xin giải độc tố; vắc-xin cộng hợp; vắc-xin DNA ... [xem thêm]

Khám phá căn bệnh hiếm gặp: Viêm não tự miễn

(64)
Viêm não tự miễn diễn tả chung một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào não khỏe mạnh, dẫn đến viêm não. Người ... [xem thêm]

Bật mí 6 bí quyết giúp bạn đánh bay cơn đau lưng

(70)
Đau lưng là chứng bệnh rất phổ biến với nhiều người. Nếu cơn đau không phải do chấn thương mạnh hay bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến cột sống cần ... [xem thêm]

10 vị trí chứa nhiều vi khuẩn trong bếp nhất

(83)
Bạn có tin rằng vi khuẩn trong bếp là nhiều nhất nhà và nguy hiểm nhất không? Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó lại là sự thật.Việc giữ ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư vòm họng Dấu hiệu ung thư vòm họng rất dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường

(25)
Có thể bạn quan tâm: Kiểm tra nhanh nếu bạn nghi ngờ có triệu chứng bệnh Cổ họng có cảm giác bị vướng tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN