Ghép giác mạc: Món quà dành cho cửa sổ tâm hồn

(4.09) - 13 đánh giá

Khi một chấn thương nào đó hoặc bệnh gây tổn thương đến mắt, phẫu thuật ghép giác mạc sẽ được sử dụng nhằm khôi phục hoặc cải thiện đáng kể thị lực của bạn. Hầu hết những ca ghép giác mạc đều đạt được kết quả thuận lợi và tỷ lệ thành công của nó vẫn đang tăng lên theo thời gian khi các kỹ thuật cũng như phương pháp đào tạo ngày càng tân tiến hơn.

Giác mạc là lớp kính trong suốt, hình vòm và nằm phía trước mắt. Giác mạc cùng với những bộ phận dưới đây có nhiệm vụ bảo vệ mắt bạn khỏi bụi, vi trùng và các vật thể lạ:

  • Mí mắt
  • Hốc mắt
  • Tuyến lệ
  • Phần trắng của mắt (màng cứng)

Ngoài ra, lớp kính này cũng cho phép ánh sáng đi vào mắt, giúp nhận diện thế giới xung quanh.

Ghép giác mạc là gì?

Mô giác mạc có thể nhanh chóng chữa lành vết thương nhỏ và vết trầy xước trước khi bạn bị nhiễm trùng hoặc rối loạn thị giác. Tuy nhiên, chấn thương nghiêm trọng có thể làm hỏng vĩnh viễn thị lực của bạn. Ghép giác mạc là một thủ thật phẫu thuật ngoại trú nhằm thay thế giác mạc bị tổn thương bằng mô lành từ người hiến tặng.

Theo Viện mắt quốc gia, các bác sĩ thực hiện khoảng 40.000 ca ghép giác mạc mỗi năm.

Các mô giác mạc đến từ người hiến tặng vừa qua đời không lâu. Vì hầu hết mọi người đều có thể hiến tặng giác mạc sau khi chết, nên danh sách chờ nhận giác mạc thường khá ngắn so với các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Các mô đến từ một ngân hàng mắt và sẽ phải trải qua xét nghiệm trước khi cấy ghép để đảm bảo độ tương thích cũng như an toàn cho người nhận, đồng thời giảm thiểu khả năng thải ghép.

Bạn không cần phải lo lắng nếu chẳng may mô của người hiến giác mạc không tương thích với bản thân, vì bạn còn có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép giác mạc nhân tạo. Tuy mô hiến có xu hướng mang lại kết quả tốt nhất cho phần lớn người nhận, sử dụng giác mạc nhân tạo lại có thể tăng tỷ lệ thành công cho quá trình điều trị đối với những người bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng hoặc trước đó đã từng thực hiện phẫu thuật cấy ghép nhưng thất bại.

Vì sao bạn cần ghép giác mạc?

Ghép giác mạc có thể khôi phục hoặc cải thiện đáng kể tầm nhìn trong trường hợp lớp kính này bị tổn thương nghiêm trọng. Một số tình trạng sức khỏe cần áp dụng phương pháp ghép giác mạc để điều trị:

  • Loạn dưỡng nội mô Fuchs: sự thoái hóa diễn ra ở lớp trong cùng của giác mạc
  • Giác mạc hình chóp
  • Loạn dưỡng lưới
  • Giác mạc phình ra
  • Giác mạc mỏng
  • Giác mạc bị sẹo hoặc sưng tấy
  • Loét giác mạc: thường xảy ra bởi chấn thương, chẳng hạn như giác mạc bị trầy xước

Trước khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép giác mạc

Trước khi lên lịch phẫu thuật ghép giác mạc, bạn cần trải qua buổi khám mắt vô cùng kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ đo chính xác mắt của bạn và điều trị mọi vấn đề không liên quan đến mắt có thể gây tác động tiêu cực cho buổi phẫu thuật.

Hãy trò chuyện với bác sĩ về tất cả điều kiện y tế của bạn cũng như bất kỳ loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng. Bạn có thể cần phải ngừng dùng thuốc can thiệp vào quá trình đông máu.

Trước ngày phẫu thuật, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chuẩn bị cụ thể cho quy trình ghép giác mạc của bạn, bao gồm:

  • Không ăn uống vào đêm trước ngày phẫu thuật (sau nửa đêm)
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái trong ngày làm phẫu thuật
  • Không trang điểm hay đeo trang sức
  • Nhờ người quen đưa đón, không trực tiếp tham gia giao thông khi vừa ghép giác mạc xong

Tổng quan quá trình cấy ghép giác mạc

Bạn sẽ được cung cấp thuốc an thần để thư giãn. Khi bắt đầu cấy ghép giác mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ quanh mắt để tránh đau và giữ cho cơ mắt của bạn không di chuyển.

Kính hiển vi được sử dụng trong ca phẫu thuật này. Bác sĩ sẽ loại bỏ một mảnh nhỏ và tròn của giác mạc bằng dụng cụ khoan chuyên dụng (trephine). Tiếp theo, họ sẽ đặt giác mạc mới (đã được cắt vừa) vào mắt và khâu nó lại bằng một loại chỉ siêu mịn cho đến khi mắt bạn hồi phục hoàn toàn. Sợi chỉ này sẽ được dễ dàng lấy ra sau đó.

Ca phẫu thuật kéo dài khoảng từ một đến hai giờ. Bạn sẽ cần thêm một hoặc hai giờ trong phòng hồi sức.

Sau khi ghép giác mạc

Nếu sức khỏe tốt, bạn có thể xuất viện sau vài giờ kể từ lúc ca phẫu thuật hoàn thành. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy đau nhói vùng mắt và phải đeo miếng che mắt hoặc băng gạc ở bên mắt vừa ghép giác mạc tối đa bốn ngày. Bạn cần lưu ý không được dùng tay dụi mắt. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt và có thể cả thuốc uống để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa thải ghép hoặc nhiễm trùng.

Bạn nên nhập viện ngay lập tức nếu phát hiện cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê dưới đây:

  • Khó thở
  • Ho khan
  • Tức ngực
  • Sốt
  • Thân nhiệt hạ thấp
  • Buồn nôn và nôn

Các rủi ro liên quan đến cấy ghép giác mạc

Thực tế, so với các loại phẫu thuật ghép nội tạng khác, ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại những rủi ro thường gặp bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Sưng tấy giác mạc
  • Đục thủy tinh thể
  • Võng mạc cao huyết áp

Thải ghép

Cơ thể của bạn có thể từ chối và đào thải các mô được cấy ghép vào. Theo thống kê từ các chuyên gia, khoảng 20% ca ghép giác mạc xuất hiện tình trạng thải ghép.

Trong nhiều trường hợp, thuốc nhỏ mắt steroid có thể kiểm soát vấn đề này. Nguy cơ thải ghép sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng không hoàn toàn biến mất.

Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu thải ghép nào sau đây:

  • Giảm thị lực
  • Đỏ mắt
  • Cơn đau tăng theo thời gian
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Triển vọng lâu dài cho việc cấy ghép giác mạc

Sau khi phẫu thuật, thời gian đầu tầm nhìn của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn vì chưa quen. Bác sĩ sẽ loại bỏ chỉ dùng để khâu giác mạc sau khi mắt phục hồi hoàn toàn. Bạn cần lưu ý rằng phải luôn áp dụng biện pháp phòng ngừa, tránh tổn thương mắt trong quá trình tập thể dục hay chơi thể thao. Bạn cũng phải đi tái khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Thời gian phục hồi có thể mất đến một năm, song có thể nhanh hơn vì các kỹ thuật đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.

Ngọc Vũ| HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 dấu hiệu bệnh gan dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác

(74)
Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ có những dấu hiệu bệnh gan để cảnh báo. Nhưng trong thực tế, khi thấy các dấu hiệu này, nhiều người thường nghĩ rằng ... [xem thêm]

Các lợi ích mà nước lọc mang lại cho sức khỏe

(71)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

“Giải mã” bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

(21)
Ngày nay, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không vẫn còn là mối băn khoăn của không ít người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những căn bệnh ... [xem thêm]

Dấu hiệu của bệnh lậu bạn cần biết

(100)
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. ... [xem thêm]

Cách xử lý vết thương cho trẻ tại nhà bằng biện pháp tự nhiên

(38)
Có khá nhiều cách xử lý vết thương hở, vết bầm tím hoặc vết côn trùng cắn cho trẻ tại nhà bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên và dễ thực hiện.Dẫu ... [xem thêm]

Dương vật tuổi dậy thì có gì… thú vị?

(20)
Nếu như có ý thức quan tâm đến dương vật tuổi dậy thì, các đấng mày râu sẽ chăm sóc “cậu bé” tốt hơn để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau ... [xem thêm]

Chồng ngoại tình bị vợ ghen cắt “của quý” mà bác sĩ vẫn nối lại được

(47)
Chuyện vợ ghen chồng ngoại tình cắt “của quý” lan truyền trên mạng xã hội như sự thật hài hước muốn cười ra nước mắt. Bạn có tò mò muốn biết các ... [xem thêm]

Tìm hiểu những cách phẫu thuật trĩ hiệu quả nhất

(88)
Trĩ là bệnh thường gặp hơn chúng ta tưởng. Thông tin về phương pháp chữa bệnh trĩ do vậy mà trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều người.Đối tượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN