Giải đáp thắc mắc bệnh basedow có nguy hiểm không

(3.5) - 79 đánh giá

Bướu cổ basedow là một rối loạn tự miễn khá phổ biến và “bệnh basedow có nguy hiểm không?”, “bệnh basedow có lây không?” hay “bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?” là những thắc mắc thường thấy ở những người không may mắc phải căn bệnh này.

Bệnh basedow là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây được cho là một bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào tế bào tuyến giáp, gây ra sự tăng trưởng tuyến giáp mạnh và sản xuất nhiều hormone hơn bình thường. Các kháng thể tương tự cũng có khi tấn công vào các mô khỏe mạnh ở cơ mắt và vùng da trước cẳng chân.

Triệu chứng bệnh basedow có xu hướng xuất hiện từ từ và thay đổi tùy từng người, không phải lúc nào các triệu chứng cũng rõ ràng. Người bệnh thường không đi khám bệnh cho đến khi họ cảm thấy tim đập nhanh hoặc khó thở.

Bệnh basedow có nguy hiểm không?

Bệnh basedow thường đáp ứng tốt với điều trị và sau giai đoạn cường giáp ban đầu, bệnh tương đối dễ điều trị và kiểm soát. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, việc điều trị và ổn định bệnh có thể khó khăn hơn cho cả người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh basedow có khả năng gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng, ví dụ như cơn bão giáp trạng. Về lâu dài, một số biến chứng khác sẽ xuất hiện như:

  • Nhịp tim không đều, dẫn đến có khả năng hình thành cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các vấn đề khác liên quan đến tim
  • Bệnh về mắt do basedow gây ra khiến người bệnh bị song thị, nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt, có thể gây mất thị lực nhưng hiếm khi xảy ra
  • Loãng xương
  • Tử vong

Cơn bão giáp trạng là tình trạng mất bù của cường giáp, khiến tuyến giáp sản xuất ra rất nhiều hormone. Hiện tượng này xảy ra ở những người bệnh bị cường giáp mà không biết hay không nhận được điều trị đầy đủ và là kết quả của nhiều vấn đề xảy ra cùng lúc như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật khác không liên quan đến tuyến giáp, nhiễm trùng, chấn thương. Khi cơn bão giáp trạng được mô tả lần đầu tiên, tỷ lệ tử vong cấp tính gần như 100%.

Ngày nay, với phương pháp điều trị tích cực và nhận biết sớm hội chứng này thì tỷ lệ tử vong còn khoảng 20%. Vậy nên, bệnh basedow có nguy hiểm không tất cả tùy thuộc vào việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh basedow có lây không?

Để có thể giải đáp được thắc mắc này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh basedow. Đây là một rối loạn tự miễn khiến hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone quá mức, dẫn đến cường giáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao một số người lại xuất hiện rối loạn này. Một số yếu tố được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh basedow gồm:

  • Di truyền
  • Nhiễm trùng và căng thẳng
  • Nhiễm virus
  • Mang thai

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh basedow không liên quan trực tiếp đến vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay nấm nên bệnh không có khả năng truyền nhiễm, tức là không lây lan qua những tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người lành.

Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Basedow là một bệnh tự miễn khá phổ biến, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới vì có những bằng chứng cho rằng bệnh có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và prolactin, kích thích tạo ra kháng thể gây rối loạn hệ miễn dịch. Do đó, phụ nữ thường mắc phải bệnh này ngay sau khi dậy thì hoặc sinh nở do nồng độ các hormone trên tăng cao hơn bình thường.

Bệnh basedow có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản, gây ngừng rụng trứng ở phụ nữ và giảm sản xuất tinh trùng ở đàn ông. Phụ nữ mang thai mắc phải bướu cổ basedow có khả năng bị sẩy thai, xuất hiện các vấn đề về tim ở thai nhi và trẻ nhẹ cân khi sinh. Nếu bạn bị bệnh basedow khi đang mang thai và không được điều trị thì có thể dẫn đến cơn bão giáp trạng, gây tăng huyết áp mạnh dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc xuất huyết ở dưới nhau thai… Một cơn bão giáp trạng có thể gây tử vong nên bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nhận thấy những triệu chứng trên.

Bệnh basedow thường mang tính di truyền nên nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh này, hãy thông báo cho bác sĩ khi bạn có dự định sinh con. Bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp thường xuyên trong suốt thai kỳ. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp ngay sau khi sinh để xem có cần điều trị hay không vì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh basedow ở trẻ sơ sinh là do người mẹ cũng mắc phải căn bệnh này, ngay cả khi đã điều trị thành công.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách hỗ trợ điều trị đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu

(17)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Đặt tên cho con theo 12 chòm sao: Bạn đã nghĩ đến chưa?

(12)
Bạn đang bối rối vì không biết nên đặt tên cho con như thế nào? Hãy thử việc đặt tên cho con theo 12 chòm sao dựa vào ngày dự sinh của bé. Trong quan niệm ... [xem thêm]

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Nghiêm trọng và ít ai biết

(77)
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt và có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối ... [xem thêm]

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi

(21)
Hiện nay, có khá nhiều tháp dinh dưỡng cho trẻ. Song lại có rất ít tháp đưa ra được hướng dẫn cụ thể về việc nên cho trẻ ăn gì hay không ăn gì và ăn ... [xem thêm]

Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn?

(33)
Con cái chính là cuộc sống của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời. Có những lúc, chúng trở nên cáu kỉnh và quậy phá ... [xem thêm]

Nhận biết tác hại của dứa để tránh ngộ độc thực phẩm

(12)
Quả dứa được biết đến là một trái cây mọng nước, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng quan tâm và biết đến tác hại của dứa. Thật ra dứa có ... [xem thêm]

5 món ăn sáng nấu bằng lò vi sóng ngon như nhà hàng

(25)
Bạn chỉ dùng lò vi sóng để rã đông hoặc hâm nóng thực phẩm? Nếu chưa từng thử làm các món ăn nấu bằng lò vi sóng, bạn đã bỏ lỡ mất một công dụng ... [xem thêm]

Các lưu ý khi trị mụn cho người châu Á

(22)
Không phải cấu tạo da của mọi người đều giống hệt nhau. Loại da của bạn sẽ phụ thuộc vào chủng tộc, khu vực sinh sống và di truyền từ gia đình. Làn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN