Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giới thiệu

(3.61) - 33 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân

Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu

“Khi hay tin Lilly mắc căn bệnh bạch cầu cấp, chúng tôi cứ luẩn quẩn trong bàng hoàng và hầu như không ngủ. Sau cú sốc ban đầu, chúng tôi quyết định tìm hiểu tất cả những gì có thể về loại ung thư này. Chúng tôi cũng tham gia một nhóm hỗ trợ tại bệnh viện. Lilly là một chiến binh – đã 5 năm trôi qua và hiện tại cháu không còn mắc ung thư nữa.”

Biết con mình bị ung thư là một điều rất khó khăn đối với các bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh nói rằng họ cảm thấy choáng và quẫn trí trong những ngày đầu tiên và vài tuần sau khi con họ được chẩn đoán. Hướng dẫn này gồm các thông tin y tế và lời khuyên có thể giúp con bạn và gia đình bạn.

Điều cần ghi nhớ

  • Bạn không đơn độc. Nhóm điều trị cho con bạn bao gồm nhiều chuyên gia sẽ chăm sóc các nhu cầu về thể chất và tinh thần của con bạn. Họ cũng hỗ trợ gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Nhiều trẻ em sống sót sau ung thư thời thơ ấu hơn so với trước đây. Hầu hết các bậc cha mẹ có lý do chính đáng để hy vọng rằng tình trạng của con họ sẽ tốt hơn.
  • Hiểu biết là sức mạnh. Có nhiều người và nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng để giúp bạn tìm hiểu về loại ung thư mà con bạn mắc phải, cách chữa trị và những gì cần mong đợi.

Mục tiêu của hướng dẫn

Hướng dẫn này nhằm cung cấp cho cha mẹ sự hỗ trợ thiết thực giúp bạn tìm được một bác sĩ phù hợp, tâm sự với trẻ, giúp gia đình đương đầu với hoàn cảnh, các thông tin về y tế và bảo hiểm, đồng thời giúp bạn tìm hiểu về một số nguồn lực khác. Nó cũng bao gồm thông tin hỗ trợ bạn tìm hiểu thêm về một số loại ung thư đặc biệt thời thơ ấu, các xét nghiệm và quy trình, các phương pháp điều trị và thử nghiệm lâm sàng, các vấn đề sức khỏe nảy sinh trong thời gian điều trị, các bước tiếp theo nếu điều trị không hiệu quả và khả năng sống còn.

Hướng dẫn này cũng có thể được xem trực tuyến hoặc in ra để đọc.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Khởi Quân - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các nghiên cứu mới nhất

(56)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Triệu chứng và dấu hiệu

(28)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Các phương pháp điều trị

(61)
Trong bài viết này: bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà bác sĩ sử dụng cho người bệnh bạch mầu dòng tủy mạn tính (CML). Phần này ... [xem thêm]

Tạo nên sự khác biệt

(98)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Những người đã trải qua điều trị ung thư thường muốn hỗ trợ người bị ung thư. Cho ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật

(28)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: BS. Lê Thị Mai Anh, Lê Hà Cảnh Châu “Con chúng tôi đã gặp những người sống sót sau ung thư, họ đang có một cuộc ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Cuộc sống sau ung thư

(75)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư

(55)
Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: BS Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Phần này giải thích quá trình chẩn đoán một bệnh ung thư ở trẻ em. Nó ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những tác động về cảm xúc

(69)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN