Khi âm đạo cũng “lão hóa”

(4) - 67 đánh giá

Trong suốt cuộc đời, âm đạo của bạn sẽ có hình dạng và những đổi thay khác nhau. Để giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh, bạn cần phải hiểu rõ những gì đang diễn ra đối với “cô bé” của mình. Bài viết sẽ chỉ ra những khác biệt của âm đạo qua từng độ tuổi.

Âm đạo ở tuổi 20

Những năm 20 trong cuộc đời là thời điểm mà vùng kín khỏe mạnh nhất. Bởi vì đây là thời kỳ đỉnh cao của các hormone sinh dục như estrogen, progesterone và testosterone. Estrogen, nội tiết tố sinh dục nữ, là hormone chính giúp duy trì độ trơn, tính đàn hồi và độ ẩm cho âm đạo của bạn.

Âm đạo được bao bọc bởi hai nếp gấp da là môi âm hộ bên trong và bên ngoài. Trong đó, môi âm hộ bên ngoài chứa một lớp mô mỡ và trong những năm 20 của cuộc đời, bạn có thể thấy lớp môi âm hộ bên ngoài khá nhỏ và mỏng.

Những ham muốn tình dục cũng tràn đầy vào giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục quá thường xuyên, bạn có nguy cơ khá cao mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu (UTI) khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào niệu đạo. Bạn có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo.

Có thể bạn không biết rằng âm đạo có cơ chế tự làm sạch biểu hiện bằng một chất dịch màu trắng và trong. Những sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến số lượng chất nhầy mà âm đạo tiết ra. Ngoài ra, bạn nên chăm sóc vùng kín một cách cẩn thận hàng ngày bằng các sản phẩm phù hợp.

Âm đạo

Trong suốt những năm 30 của cuộc đời, môi âm hộ bên trong của bạn có thể trở nên sậm màu hơn do sự thay đổi của các nội tiết tố. Khi bạn mang thai, các chất dịch nhầy tiết ra ở âm đạo sẽ nhiều hơn và có màu trắng đục, thậm chí là có mùi nhẹ. Tuy nhiên, nếu chúng có màu vàng xanh và có mùi tanh thì đây có thể là một dấu hiệu bất thường.

Sau khi sinh con, âm đạo của bạn mất đi độ đàn hồi và giãn ra đáng kể. Sau một thời gian, cơ quan sinh dục của bạn sẽ trở lại với kích thước bình thường như trước khi sinh. Các bài tập co thắt cơ sàn chậu có thể giúp ích trong việc làm khỏe cơ sàn trong khung xương chậu và khôi phục lại sự săn chắc cho âm đạo.

Những biện pháp tránh thai cũng có thể gây ra một số thay đổi ở âm đạo chẳng hạn như tăng tiết chất nhầy, khô âm đạo và chảy máu. Những triệu chứng này thường sẽ tự hết nhưng nếu chúng tồn tại dai dẳng thì bạn cần đi đến gặp bác sĩ ngay. Do vậy, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và tìm kiếm một phương pháp tránh thai hiệu quả cho bản thân.

Âm đạo ở tuổi 40

Do bước vào thời kỳ tiền mãn kinh nên âm đạo của bạn cũng gặp phải một vài thay đổi đáng kể. Khi đó lượng hormone estrogen trong cơ thể giảm mạnh, làm cho thành âm đạo khô và mỏng hơn. Triệu chứng này thường được biết đến với tên gọi teo âm đạo. Teo âm đạo có thể gây ra các tình trạng như khô rát âm đạo, âm đạo sưng đỏ, đau khi quan hệ tình dục, huyết trắng nhiều, ngứa âm đạo, cảm giác đau buốt khi tiểu tiện và điều này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Thường xuyên quan hệ tình dục sẽ giúp làm chậm quá trình teo âm đạo. “Chuyện yêu” sẽ giúp máu lưu thông đến âm đạo và duy trì độ đàn hồi. Bạn cũng nên thoa những loại chất dưỡng ẩm âm đạo cũng như kem bổ sung estrogen để giúp chống lại tình trạng khô âm đạo. Nếu bạn thích những liệu pháp từ thiên nhiên hơn thì bạn có thể lựa chọn dầu ô liu hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm cho vùng kín.

Hơn nữa, lông mọc ở “vùng kín” cũng sẽ bạc màu và mỏng hơn trong những năm 40 của cuộc đời.

Âm đạo sau tuổi 50

Giai đoạn này thì đa số phụ nữ đều mãn kinh và điều này làm suy giảm nội tiết tố estrogen. Ngoài ra, việc này còn khiến cơ quan sinh dục nữ co lại và dẫn đến tình trạng teo âm đạo.

Lượng nội tiết tố estrogen thấp sẽ có thể làm thay đổi nồng độ axit bên trong âm đạo, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do sự phát triển của các vi khuẩn bên trong. Ngoài ra, lượng nội tiết tố không chỉ có tác động tiêu cực đến sức khỏe âm đạo của bạn mà còn ảnh hưởng đến đường tiểu. Hiện tượng teo niệu đạo cũng có thể xảy ra và gây nên tình trạng rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ và tiểu nhiều lần.

Các phương pháp trị liệu hormone đường uống hoặc đặt âm đạo có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng teo âm đạo và đường tiểu. Tuy vậy, liệu pháp hormone không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi phụ nữ. Bên cạnh liệu pháp này, còn có một số phương pháp khác như:

  • Phương pháp phản hồi sinh học (điều trị tiểu không tự chủ);
  • Sử dụng panh xơ để làm cải thiện độ đàn hồi âm đạo;
  • Ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe;
  • Giữ cân nặng ổn định;
  • Giảm hoặc loại bỏ các chất kích thích như caffein ra khỏi chế độ dinh dưỡng;
  • Bỏ hút thuốc lá;
  • Tập các bài tập co thắt cơ sàn chậu;
  • Sử dụng chất bôi trơn âm đạo;
  • Sử dụng chất dưỡng ẩm âm đạo.

Phụ nữ sau mãn kinh thường có nguy cơ sa âm đạo. Thời gian sinh quá dài và sinh con qua ngả âm đạo là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng sa âm đạo. Sa âm đạo xảy ra khi một phần hoặc tất cả thành phần của ống âm đạo trồi ra ngoài. Sa âm đạo thường kéo theo các cơ quan khác như bàng quang, trực tràng và tử cung.

Các triệu chứng của sa âm đạo bao gồm cảm giác nặng ở vùng chậu, khó chịu vùng hội âm và đau lưng. Điều trị sa âm đạo bao gồm tập cơ sàn chậu, dụng cụ hỗ trợ hoặc phẫu thuật.

Cách để giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh

Bạn không thể ngăn cản những tác động của tuổi tác đến sức khỏe vùng kín nhưng bạn hoàn toàn có thể chăm sóc âm đạo đúng cách để bảo vệ “cô bé” khỏi những bệnh nguy hiểm. Bạn có thể thực hiện một số cách như thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa cùng với tầm soát ung thư cổ tử cung, quan hệ tình dục an toàn, thường xuyên thực hiện bài tập co thắt cơ sàn chậu ở mọi lứa tuổi và không nên sử dụng các sản phẩm khử mùi hoặc chất tẩy rửa có hương thơm để vệ sinh âm đạo.

Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy âm đạo có những dấu hiệu bất thường như đau rát, dịch nhầy có màu vàng hoặc xanh, dịch nhầy có mùi hôi, chảy máu và ngứa âm đạo dai dẳng.

Âm đạo là một bộ phận rất quan trọng và cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó, bạn nên chú ý những sự thay đổi của âm đạo qua từng độ tuổi để bảo vệ “cô bé” khỏi những căn bệnh nguy hiểm.

Bạn có thể quan tâm các bài viết sau:

  • Âm đạo chật quá cũng khổ!
  • Dịch âm đạo: ổn hay không?
  • 5 dấu hiệu “báo động” âm đạo đang nguy cấp

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên làm gì khi con bị bệnh hen suyễn?

(51)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ, an thần, suy nhược

(28)
Nếu thường căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể uống nước sắc từ cây lạc tiên để bồi bổ cơ thể. Không dừng lại ở đó, lạc tiên còn nhiều tác dụng ... [xem thêm]

Thói quen ăn uống cho trẻ 1 tuổi thế nào là tốt?

(78)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?

(70)
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc ... [xem thêm]

Bạn cần mất bao lâu để phục hồi sau cơn đột quỵ?

(85)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bệnh viêm đại tràng co thắt: Nguy cơ của người hay bị stress

(64)
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng và có những biểu hiện đại tiện thất thường thì có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm đại tràng co thắt. ... [xem thêm]

Mất thính giác do biến chứng bệnh tiểu đường

(10)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

Tái tạo vú

(49)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN