Làm sao để biết thai nhi là bé trai hay gái?

(3.72) - 49 đánh giá

Ngay khi bạn thụ thai, giới tính của thai nhi đã được xác định. Trong 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của em bé, có hai nhiễm sắc thể được gọi là nhiễm sắc thể giới tính – một từ trứng của bạn và một từ tinh trùng của bạn đời – sẽ quyết định giới tính của em bé. Trứng của bạn chỉ chứa nhiễm sắc thể giới tính X. Tuy nhiên, tinh trùng của người bạn đời có thể chứa nhiễm sắc thể giới tính X hoặc nhiễm sắc thể giới tính Y. Tại thời điểm thụ tinh, một tinh trùng với một nhiễm sắc thể sẽ gặp trứng của bạn. Nếu tinh trùng có nhiễm sắc thể X kết hợp với trứng – cũng có nhiễm sắc thể X, thai nhi sẽ là một bé gái (XX). Nếu tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể giới tính Y thụ tinh với trứng của bạn, thai nhi sẽ là bé trai (XY). Vì vậy, người bố đóng vai trò quyết định giới tính của thai nhi.

Sau đây là các phương pháp y khoa chủ yếu thường được dùng để xác định giới tính của bé:

1. Siêu âm

Các âm có tần số cao sẽ tạo nên hình ảnh của bé trên màn hình và là cách thông dụng nhất được dùng trong việc xác định giới tính cho bé. Việc siêu âm chẩn đoán sai giới tính của bé rất thường xảy ra, nguyên nhân của việc này thường do bé vắt chéo chân trong bụng mẹ, che đi cơ quan sinh dục. Siêu âm vào tuần thứ 18 tới 26 là quãng thời gian để xác định chính xác nhất giới tính của bé.

2. Dựa vào nhịp tim của bé

Lý thuyết cho rằng các bé trai và bé gái có nhịp tim hết sức khác nhau khi nằm trong tử cung của mẹ: bé trai thường có nhịp tim dưới 140 nhịp một phút, còn bé gái thì sẽ có nhịp tim nhanh hơn 140 nhịp một phút. Tuy vậy phương pháp hết sức thông dụng và dễ thực hiện này lại thiếu cơ sở khoa học. Hơn hết, một nghiên cứu khác đã chứng minh được rằng không hề có mối liên hệ nào giữa nhịp tim và giới tính của bé.

3. Phương pháp dùng Draino/Drano

Đây là một phương pháp khá lâu đời nhưng lại không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi chất hóa học độc hại được dùng trong phương pháp này sẽ ảnh hưởng tới bạn và cả môi trường xung quanh. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách cho tinh thể Drano/Draino vào trong lọ nước tiểu của mình. Nếu hỗn hợp chuyển sang màu nâu sậm, bạn đang mang thai bé trai. Nếu hỗn hợp không chuyển màu, bạn đang mang thai bé gái.

4. Hiện tượng ốm nghén

Ốm nghén sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn mang thai một bé gái. Cơ sở khoa học cho việc này là khi mang thai con gái, cơ thể bạn sẽ có nhiều hormone nữ hơn, do đó bạn sẽ càng mệt mỏi trong quá trình thích ứng với những thay đổi này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hỗ trợ đường tiêu hóa con khỏe mạnh nhờ men vi sinh (probiotic)

(44)
Men vi sinh hay probiotic được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Lựa chọn đúng loại ... [xem thêm]

Nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh

(20)
Chế độ ăn uống giảm cân thiếu khoa học cùng với việc luyện tập không hợp lý khiến việc giảm cân của bạn trở thành thảm họa. Vậy việc giảm cân và ... [xem thêm]

Công dụng của vỏ chanh và mẹo hay để tận dụng

(78)
Công dụng của vỏ chanh rất đa dạng và có thể dễ dàng ứng dụng vào bất cứ mục đích nào, từ làm đẹp cho da cho đến giảm béo, ngừa ung thư.Chanh là một ... [xem thêm]

Ăn carbohydrate: Bí quyết sống lâu

(14)
Chế độ ăn nhiều carbohydate là bí quyết sống lâu của người dân Nhật. Nếu chưa tin, bạn có thể kiểm chứng qua những thông tin dưới đây!Bạn thường nghe ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ làm nhiều việc cùng lúc tốt hơn đàn ông?

(54)
Có nguyên nhân khách quan khiến cho phụ nữ có khả năng làm nhiều việc cùng lúc tốt hơn đàn ông, vì vậy bạn hãy thông cảm nếu anh ấy không thể xoay sở ... [xem thêm]

5 hoạt động thể dục tăng cường sinh lý nam giới

(63)
Tình trạng xuất tinh sớm hay tinh trùng yếu có thể khiến phái mạnh thiếu tự tin trong chuyện chăn gối. Liệu có bài tập thể dục tăng cường sinh lý nam giới ... [xem thêm]

Những cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai

(15)
Các mẹ bầu có biết luyện tập thể dục thể thao cũng là một cách hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai? Táo bón là một triệu chứng bạn ... [xem thêm]

Bệnh nấm móng chân ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

(23)
Bệnh nấm móng chân ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng bộ phận móng chân thông qua các vết nứt ở da, móng và thường gây ngứa ngáy. Nấm móng chân chiếm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN