Lịch tiêm chủng cho trẻ

(3.85) - 56 đánh giá

Vì sao trẻ không được tiêm chủng đúng thời gian?

Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ trong thời thơ ấu không gây áp đảo hệ thống miễn dịch của trẻ

Theo đúng lịch chích ngừa chuẩn của CDC thì có những độ tuổi chích ngừa mà 1 lần đến cần chích cho trẻ nhiều mũi vaccine.

Chẳng hạn tháng thứ 2 sau sinh trẻ phải chích 6 in 1, chích phế cầu và uống Rota virus. Tuy nhiên hầu hết các phòng khám, bệnh viện đều từ chối chích phế cầu cho trẻ cùng lúc với 6 in 1 vào các tháng thứ 2, 4, 6 theo đúng khuyến cáo của CDC, với lí do là sợ nặng, sợ phản ứng, dẫn tới việc họ trì hoãn phế cầu cho tới sau 6 tháng mới bắt đầu chích. điều này tạo nên 1 lỗ hổng trong giai đoạn non nớt của trẻ dễ bị tấn công bởi phế cầu (loài vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi, viêm tai, viêm màng não ở trẻ)… Hoặc khi trẻ đủ 12 tháng có thể chích 1 lần 5 mũi: MMR, thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm gan A, phế cầu. Hoặc 1 số trẻ vì lí do nào đó mà cần chích bù (vì đã bỏ lỡ những mũi trước) hoặc chích đuổi trước khi đi vào vùng dịch tễ hay đi du học cần được chích 1 lần nhiều vaccine thì thường bị từ chối. Đồng nghiệp của tôi chỉ định cho em bé chích 2 mũi thủy đậu và não mô cầu BC cùng lúc thì bị sếp và các đồng nghiệp khác chỉ chích, với lí do rất vu vơ là mũi thủy đậu “mạnh”.

Bên cạnh đó, sự e ngại của phụ huynh về việc chích một lúc nhiều mũi dễ bị phản ứng, mạnh… cũng góp phần khiến nhân viên y tế buộc phải chia lịch chích ngừa ra làm nhiều lần vụn vặt.

Những điều trên dẫn tới:

  • Trẻ phải đi lại nhiều lần, tốn kém chi phí ( giao thông, cha mẹ nghỉ việc đưa đi chích ….)
  • Trẻ phải tới cơ sở y tế nhiều lần, tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh tật.
  • Trẻ phải đi nhiều lần, ấn tượng sợ hãi bị chích đau càng ngày càng trầm trọng
  • Trẻ bị lỡ nhiều loại vaccine ( do khan hiếm vaccine, đến lịch hẹn trẻ lại ốm….)
  • Trẻ có nguy cơ mắc bệnh lẽ ra đã được phòng ngừa do vaccine nhưng lại chưa được chích vì các lí do trên

Nhiều phụ huynh lo ngại rằng, việc chích một lần nhiều vaccine có thể sẽ áp đảo hệ thống miễn dịch của trẻ, khiến cho trẻ dễ bị các bệnh mà không có vaccine phòng ngừa hơn. Tuy nhiên 1 nghiên cứu gần đây báo cáo rằng không có sự khác biệt nào về tỉ lệ nhiễm các bệnh lây truyền không có vaccine giữa các trẻ được tiêm nhiều vaccine cùng ngày so với trẻ chỉ chích từng mũi riêng lẻ.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ rằng, việc chích nhiều vaccine trong cùng 1 lần thăm khám có độ an toàn tương tự như khi chích từng mũi đơn lẻ ở những lần thăm khám khác nhau.

Các kết quả nghiên cứu dẫn đến khuyến cáo tiếp tục ủng hộ lịch chích ngừa hiện tại và việc chích đồng thời nhiều vaccine trong 1 lần thăm khám.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/videos/857971797733675/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=29509866
  • Kroger AT, Duchin J, Vázquez M. General best practice guidelines for immunization. Best practices guidance of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). Available at: https://www.cdc.gov/vac…/…/acip-recs/general-recs/index.html (Accessed on April 27, 2017).
  • https://www.uptodate.com/…/st…/abstract-text/19659433/pubmed
  • Immunization Action Coalition. Ask the experts. Administering vaccines. Available at: http://www.immunize.org/askexper…/administering-vaccines.asp (Accessed on August 21, 2017).
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bệnh hen suyễn ở trẻ em

    (39)
    Bệnh hen suyễn ở trẻ em Hen phế quản (suyễn) là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Thật vậy, đây chính là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp ... [xem thêm]

    Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

    (31)
    Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn ... [xem thêm]

    Sự thiếu hụt Kẽm (ZD)

    (88)
    Sự thiếu hụt kẽm (ZD) là 1 vấn đề quan trọng đối với trẻ em và thiếu niên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỉ lệ ZD nhẹ thực sự không ... [xem thêm]

    Ho kéo dài ở trẻ em

    (44)
    Khi nào gọi là ho kéo dài? Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi). Khoảng 5-10% học sinh ... [xem thêm]

    Đau do tăng trưởng

    (96)
    Dấu hiệu này là lành tính Gặp ở trẻ 3-12 tuổi, ông bà xưa gọi là do cao lên nó vậy Bé than đau chân vào chiều tối, sáng ngủ dậy hết Không đau khớp, ... [xem thêm]

    Ho kéo dài

    (40)
    Ho kéo dài được định nghĩa là ho dai dẳng không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần lễ liên tục. Ẩn dưới triệu chứng ho kéo dài có nhiều thứ bệnh. Một cách ... [xem thêm]

    Khi nào nên và những thận trọng khi tiêm phòng cho trẻ

    (75)
    Tiêu chảy, ho, sổ mũi không phải chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ Trước hết, tiêu chảy, ho, sổ mũi KHÔNG phải chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ. Nhầm ... [xem thêm]

    Bệnh thứ năm – Ban đỏ nhiễm trùng

    (15)
    Bệnh thứ 5 là gì ? Bệnh thứ 5 hay còn gọi là bệnh ban đỏ nhiễm trùng , đó là 1 tình trạng nhiễm trùng gây nổi ban , sốt và 1 số triệu chứng khác . Nguyên ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN